Đề xuất cấm bán thuốc qua mạng xã hội, livestream Tạm giữ 22 “bác sĩ online” lừa đảo hơn 20.000 nạn nhân thu lợi bất chính gần 75 tỷ đồng |
Thuốc kê đơn bán tràn lan trên mạng xã hội
Cách đây không lâu, Công an thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) đã bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán thuốc chữa ung thư qua mạng xã hội, chiếm đoạt gần nửa tỷ đồng. Trước đó, trên mạng xã hội cũng có nhiều đối tượng rao bán các thuốc chữa bệnh cần có đơn của bác sĩ, thậm chí morphin cho người ung thư với giá cắt cổ.
Morphin cũng được giao bán rầm rộ trên mạng xã hội |
Đáng nói, morphin là chất thuộc nhóm gây nghiện được Bộ Y tế quản lý chặt chẽ trong việc cung cấp, mua bán và sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt là dùng giảm đau cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Tuy nhiên, nhiều thuốc chữa bệnh được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội, đến ngay cả việc mua bán morphin cũng dễ như mua rau, có nhiều cá nhân mạo danh người của một số bệnh viện lớn để bán thuốc.
Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh nhiều người bệnh đang rất khó khăn với thông tin của các sản phẩm thuốc và khó để tiếp cận, mua bán thuốc đã dẫn đến việc bán thuốc tràn lan trên mạng xã hội, livestream trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook ngày càng phổ biến, thậm chí biến tướng trở thành một tệ nạn của xã hội.
Trong các phiên livestream, người mua sẽ để lại bình luận về chứng bệnh, hỏi về thuốc. Người bán lần lượt giới thiệu các loại thuốc, thực phẩm để giới thiệu cho người mua. Những sản phẩm được trưng bày phía trước, người bán liên tục giới thiệu về công dụng của các sản phẩm. Các sản phẩm sẽ được gắn vào link, TikTok shop để người mua đặt hàng.
Cùng với trào lưu livestream bán thuốc, nhiều người cũng tận dụng sức nóng trên để mở các khóa dạy livestream bán thuốc. Những chủ nhà thuốc, quầy thuốc được dạy các cách tiếp cận thu hút khách hàng, cách tăng người xem livestream…
Thời gian vừa qua, có không ít bệnh nhân vì xem các livestream bán thuốc y học cổ truyền về uống và đã nhập viện bởi vừa không đúng chỉ định, vừa mua phải thuốc kém chất lượng, thuốc giả.
Theo BS. Nguyễn Huy Hoàng – Trung tâm cao áp Oxy Việt Nga (Bộ Quốc phòng), thuốc kê đơn là thuốc được bác sĩ chỉ định sau quá trình thăm khám, dựa vào bệnh lý, tình trạng cụ thể để đưa ra đơn thuốc phù hợp với người bệnh. Trường hợp sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe người bệnh. Vì vậy, khi cấp phát hay bán lẻ, sử dụng cho bệnh nhân ngoại trú phải kèm theo đơn thuốc.
Trong khi nhiều người mua thuốc không theo đơn do chưa hiểu hết tác hại của việc dùng thuốc kê đơn còn người bán lại tùy tiện, điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà người bệnh không lường trước được.
Cần có cơ kế kiểm soát chặt chẽ
Vừa qua, Bộ Y tế đã đưa dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, trong đó quy định các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được phép kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử (thông qua website, ứng dụng bán hàng cài đặt trên thiết bị điện tử của cơ sở; sàn giao dịch điện tử được cấp phép của ngành Công Thương), nhưng không được thực hiện việc bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội, livestream trực tuyến.
Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh dược theo hình thức online phải tuân thủ pháp luật về giao dịch điện tử; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng; bảo mật thông tin của người mua; công khai chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy đăng ký lưu hành, bao bì thương phẩm.
Cơ sở bán lẻ thuốc tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc trực tuyến cho người mua và vận chuyển thuốc theo quy định. Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế trong việc quản lý kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử trong lĩnh vực dược.
Khi đề xuất này được đưa ra, có ý kiến lo ngại, hoạt động kinh doanh, buôn bán online đang phát triển, thì việc đưa vấn đề kinh doanh qua mạng vào Luật Dược sửa đổi có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại điện tử?
Giới chuyên gia nhận định, thuốc là mặt hàng đặc biệt nên việc bán qua mạng là vấn đề cần cân nhắc. Kinh doanh buôn bán thuốc qua mạng là xu thế phát triển, tiện cho cả người bán và người mua nhưng khám chữa bệnh là dịch vụ đặc biệt, hàng hóa khác với các loại hàng hóa khác, do đó cần có sự thận trọng, cần thảo luận theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân vừa đảm bảo tính mạng, sức khỏe. Bởi, trước mắt có thể tiện lợi nhưng sâu xa tác động của thuốc đến sức khỏe con người là rất lớn.
Cũng có ý kiến cho rằng, việc bán thuốc online là một nhu cầu thực tế, trong một số trường hợp đặc biệt như người già neo đơn, gia đình ít người… khiến người bệnh không thể tới hiệu thuốc hay bệnh viện để mua thuốc/thăm khám. Cần có cơ chế giải quyết nhu cầu chính đáng này của người bệnh, tuy nhiên phải có quy định rất rõ ràng về luật pháp, hành lang pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các bên. Nếu không, việc thả lỏng hoàn toàn sẽ dẫn đến hiện tượng mua bán như thời gian vừa rồi là quảng cáo sai sự thật, quảng cáo tràn lan.
Luật Dược sửa đổi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng: Để có đủ thuốc cho người dân sử dụng kịp thời, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp, quốc phòng an ninh, đảm bảo thuốc cho cả cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa. Khi Luật hóa thương mại điện tử trong lĩnh vực về Dược nếu tuân thủ chặt chẽ, khoa học sẽ giúp quản lý và giảm thiểu rủi ro tác động đến đời sống người dân; doanh nghiệp vẫn được buôn bán, kinh doanh thuốc, dược phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử chính thống như website và ứng dụng riêng để tiếp thị, bán hàng.
Bộ Tư pháp đang thẩm định hồ sơ dự án Luật Dược (sửa đổi). Dự kiến, dự án luật này sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024). Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải làm rõ vấn đề Luật hóa trong lĩnh vực Dược ở đây bao gồm những nội dung gì? Bởi đưa ra những quy định không sát với thực tiễn, quá khắt khe, quá thả nổi sẽ mang lại hiệu quả không tốt. |
Tâm An
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|