Kinh nghiệm của nhà đầu tư Thùy Trang
Trên diễn đàn chứng khoán, nhà đầu tư này chia sẻ: “Em hướng dẫn mọi người cách “đi lệnh” trong chứng khoán cơ sở cực kỳ quan trọng để giải quyết vấn đề nhức nhồi: :Tại sao cùng 1 mức giá cùng 1 target người lãi mua lỗ?”.
Ví dụ anh/chị muốn mua mã A đó 1 tỷ đồng thì ban đâu chỉ nên mua 700 - 800 triệu, tuyệt đối không mua hết cả số tiền mình có (nguyên tắc của em là luôn luôn để dành 20 - 30% đề phòng rủi ro khi thị trường xấu còn đường thoát).
Sau khi hàng đã về tài khoản, nếu thị trường tốt thì vẫn chưa mua. Nhưng khi có "đà lên" thì mua 200 - 300 triệu còn lại. Khi giá cổ phiếu đó lên thêm 5 - 7% nữa thì nên bán hàng đã mua lúc trước để chốt lời trước.
Trong trường hợp thị trường xấu, nhà đầu tư nên bán 30 - 40% số hàng đợt đầu ngay và luôn vì hàng đã về tài khoản; danh mục đang có chỉ để lại 30% số cổ phiếu mà thôi. Tiếp theo, nhà đầu tư đợi đáy phục hồi và gom trở lại (bắt đáy).
Đây là lý do cùng 1 mã cổ phiếu, cùng 1 giá mua nhưng người lãi người lỗ. Thực tế, ngay cả khi thị trường tăng hay giảm, nhà đầu tư vẫn hoàn toàn có cơ hội kiếm lời.
Nên nhớ, luôn để hàng về tài khoản 70 - 80% vì lỡ thị trường có "biến" là bán toàn bộ hàng đã về tài khoản".
Tán đồng chia sẻ trên, nhà đầu tư Quang Hưng nói bóng: “All in + Full margin là thần chú để ra Hoàng Sa chơi”.
Trong khi đó, nhà đầu tư Trịnh Toán cho biết: “Quan điểm của mình là luôn trung bình giá lên. Vì vậy, khi chốt mã mình chỉ mua 1/2 số lượng theo dự định”.
Nhà đầu tư Bạch Dương nêu ý kiến: “Mình F0 thấy bạn nói không đánh hết là đúng. Tuy nhiên câu chuyện canh đỉnh và đáy mới là vấn đề. Nó sẽ có rất nhiều trường hợp xảy ra”.
Gia Thành
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|