Các tổ chức trong nước nhẹ tay bán ròng tuần 11-17/3, cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm

(Banker.vn) Tuần VN-Index lùi về mốc 1.045 điểm, kịch bản dòng tiền tại các nhóm nhà đầu tư có sự thay đổi so với tuần trước khi tổ chức trong nước đảo chiều bán ròng nhẹ 22 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 144 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán có một tuần giao dịch tương đối giằng co, sau khi giảm mạnh phiên thứ 3 thì chỉ số đã bất ngờ tăng mạnh ngay phiên sau đó rồi trở lại điều chỉnh trong hai phiên cuối tuần. Thông tin đáng chú ý nhất tuần qua là thông tin Ngân hàng nhà nước Việt Nam điều chỉnh giảm một số lãi suất điều hành, dù giúp thị trường khởi sắc nhưng không thể kéo dài lâu. Thanh khoản có sự cải thiện so với tuần trước nhưng không thật sự đáng kể. Tổng cộng, VN-Index giảm tổng cộng 7,86 điểm (-0,75%) xuống 1.045,14 điểm, HNX-Index giảm 3,39 điểm (-1,63%) xuống 204,47 điểm.

Đáng chú ý, tuần 13-17/3 là tuần cơ cấu danh mục kỳ review quý 1 của các ETF tham chiếu theo các bộ chỉ số: FTSE Vietnam Index (FTSE ETF), FTSE Vietnam 30 Index (Fubon ETF), MarketVector Vietnam Local Index (VNM ETF). Đặc biệt, với việc VNM ETF đổi chỉ số tham chiếu và tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam lên 100%, lực giải ngân của khối ngoại đã tăng rõ rệt.

Kịch bản dòng tiền tại các nhóm nhà đầu tư có sự thay đổi so với tuần trước khi tổ chức trong nước đảo chiều bán ròng nhẹ 22 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 144 tỷ đồng. Tương tự, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán cũng chuyển hướng mua ròng 858 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 710 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Các tổ chức trong nước nhẹ tay bán ròng tuần 11-17/3, cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm

Theo thống kê từ Fiintrade, nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì chiều bán ròng của các tổ chức trong nước chiếm ưu thế khi diễn ra ở 11/18 nhóm ngành.

Trong đó, ngành ngân hàng được dòng tiền của các tổ chức nội hướng sự chú ý trong tuần 13 – 17/3 với giá trị gần 112 tỷ đồng. Cổ phiếu ngân hàng có tỷ trọng giá trị giao dịch tuần này tăng mạnh so với tuần trước và đều ở mức cao nhất trong vòng 10 tuần, tuy nhiên chỉ số giá nhành giảm nhẹ 0,26%.

Chỉ số dòng tiền tích lũy vào nhóm ngân hàng đang tăng mạnh trở lại từ đáy gần nhất, chỉ số dòng tiền trong mối tương quan với thị trường đang ở mức cao tương đối trong vòng một năm.

Bên cạnh đó, tổ chức trong nước cũng duy trì mua ròng gần 74 tỷ đồng ở nhóm thực phẩm & đồ uống.

Ngoài ra, nhóm công nghệ thông tin, dầu khí, y tế, hàng & dịch vụ công nghiệp, ô tô & phụ tùng, … cũng thu hút sự chú ý của dòng tiền với giá trị thấp hơn.

Ở phía đối diện, cổ phiếu bất động sản là nhóm bị bán ròng nhiều nhất trong tuần với 148 tỷ đồng, chỉ số giá ngành giảm tăng nhẹ 0,75%.

Tương tự, cổ phiếu dịch vụ tài chính, hóa chất cũng nằm trong Top bán ròng với giá trị lần lượt là 62 tỷ đồng và 47 tỷ đồng.

Nối tiếp, lực xả nhẹ hơn cũng được ghi nhận ở một số nhóm cổ phiếu, lần lượt là bán lẻ (27 tỷ đồng), tài nguyên cơ bản (25 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (23 tỷ đồng), hàng cá nhân & gia dụng (22 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (13 tỷ đồng), …

Giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước tuần qua không thật sự nối bật khi không mã nào hút ròng hơn 100 tỷ đồng. Cổ phiếu STB của Sacombank được tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất với 96,8 tỷ đồng.

Đối trọng với lực cầu của khối tổ chức nội, khối ngoại xả ròng mạnh nhất 357 tỷ đồng mã STB. Thời điểm trước Tết nguyên đán, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hàng nghìn tỷ đồng STB.

Tuần qua, STB dẫn đầu về giá trị giao dịch của nhóm ngân hàng với 2.927 tỷ đồng, cách xa mức 2.325 tỷ đồng của VPB xếp sau đó. Giá cổ phiếu giảm gần 3,7% về 25.050 đồng/cp.

Nối tiếp, các tổ chức nội gom ròng 81,5 tỷ đồng cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Trái với nỗ lực nâng đỡ trong tuần trước đó, cổ phiếu VCB là tác nhân chính ảnh hưởng tiêu cực lên VN-Index tuần qua với mức đóng góp giảm hơn 3,5 điểm.

Cùng chiều, dòng tiền nhóm này cũng thực hiện gom ròng VNM (44 tỷ đồng), SBT (40,2 tỷ đồng) và VIC (38,8 tỷ đồng).

Trở lại chiều bán ròng, danh mục bán ròng của tổ chức trong nước có sự góp mặt của DIG (151,3 tỷ đồng).

Liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, vừa qua Hội đồng quản trị (HĐQT) DIC Corp vừa thông qua nghị quyết về việc mua lại trước hạn lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng có mã DIGH2124001. Nguồn tiền dự kiến lấy từ hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn thu khác. Trái phiếu được mua lại theo hình thức thoả thuận trực tiếp với người sở hữu trái phiếu.

Mặc dù giải ngân vào STB và VCB, 3 cổ phiếu ngân hàng nằm trong danh mục rút vốn gồm ACB (40 tỷ đồng), TCB (27,3 tỷ đồng), LPB (20,9 tỷ đồng).

Nhận định chứng khoán ngày 20/3/2023: Xu hướng thị trường phái sinh

Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 29/3/2023. Tạp ...

Phiên giao dịch ngày 20/3/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ...

Nhận định chứng khoán ngày 20/2/20223: Giữ tỷ trọng ở mức cân bằng

VN-Index có phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp. Khối lượng giao dịch trên mức bình quân 10 phiên, hàm ý áp lực bán có ...

Anh Khôi (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán