Sự thật là hầu hết các ý tưởng kinh doanh đều vô dụng, rất ít ý tưởng độc đáo và rất nhiều ý tưởng đã từng được thử nghiệm trước đây.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Có một ý tưởng mới là điều khá xúc động, bởi vì nó đưa ta tới những nơi hoàn toàn mới. Một khi chúng ta đã có một ý tưởng, nó sẽ dẫn dắt ta tới các ý tưởng khác, và khi chúng ta tiếp tục đi theo mạch suy nghĩ đó, chúng ta có thể nhận ra những kết quả quan trọng ngoài thực tế. Được thấy từng chấm, từng nét trong ý tưởng của mình từng bước hình thành mang lại cảm giác cực kỳ sung sướng, tới mức khiến chúng ta mặc định rằng, ý tưởng của bản thân dường như không thể bị trùng lặp với một ai khác tại cùng một thời điểm.
Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy rõ ràng rằng, đó chính xác là điều đã từng xảy ra. Newton và Leibniz đồng thời phát minh ra phép vi tích phân. Darwin và Wallace cùng khám phá ra các học thuyết của sự tiến hóa gần như cùng thời điểm. Alexander Graham Bell chỉ nhỉnh hơn một chút trong việc đánh bại Elisha Gray để có được bản quyền phát minh ra điện thoại. Hay chỉ sớm hơn vài tuần, Einstein đã chiến thắng David Hilbert về việc đăng ký phát minh ra thuyết tương đối.
Thực tế, trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt được xuất bản năm 1922, hai nhà xã hội học William Ogburn và Dorothy Thomas đã xác định được 148 phát minh hoặc khám phá mang tính then chốt đã được ít nhất 2 người khác nhau, làm việc độc lập, cùng khám phá ra tại cùng thời điểm. Và, đó là những sự thành công mang tính lịch sử, đã được ghi chép đầy đủ. Những phát minh quan trọng mà vẫn trùng lặp đến vậy, thì bạn có thể tưởng tượng ra mức độ trùng lặp với những ý tưởng thường ngày sẽ như nào.
Sự thật là các ý tưởng không phải tự nhiên mà sinh ra. Chúng ta có được những ý tưởng mới bằng việc tạo ra các kết nối giữa những ý tưởng đang có và những điều mới mà chúng ta nhận biết được. Vậy nên, sẽ không phải là điều ngạc nhiên nếu những người khác đã từng nhìn thấy điều tương tự, và đưa ra những kết luận tương tự, giống như chúng ta.
Jim Allison đã dành hầu hết cuộc đời của ông để làm việc với tư cách là một nhà khoa học đơn thuần, và đó là tất cả những gì mà ông muốn. Vốn là người "thích nghiền ngẫm và giải quyết mọi thứ", Allison cũng có được một chút tiếng tăm trong lĩnh vực miễn dịch học với những khám phá khiến các nhà khoa học khác phải quan tâm.
Con đường sự nghiệp của Allison rẽ lối khi ông bắt đầu nghiên cứu khả năng của hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh ung thư. Bằng cách sử dụng một phương pháp tiếp cận mới lạ, ông đã có thể đưa ra các kết quả đáng kinh ngạc ở chuột. Ông nói: "Các khối u tan đều tan biến". Và, rất vui mừng, ông chạy đi thông báo cho các công ty dược về ý tưởng của mình, để mong họ đầu tư vào việc nghiên cứu này.
Nhưng không may, họ không thấy có gì ấn tượng cả. Vấn đề không phải là họ không hiểu ý tưởng của Jim, mà là họ đã đầu tư từ trước, và đã lãng phí, hàng tỷ USD vào những ý tưởng tương tự. Hàng trăm cuộc thử nghiệm cũng như nhiều phương hướng tiếp cận khác nhau đã được triển khai và đáng buồn thay, không có bất cứ thành công thật sự nào cả,
Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về sự đổi mới là của Alexander Fleming. Quay lại phòng thí nghiệm của mình sau kì nghỉ hè, Fleming nhận ra có một loại nấm mốc bí ẩn đã xâm chiếm vào đĩa petri của ông (đĩa Petri là một loại đĩa bằng thủy tinh hoặc chất dẻo, dạng hình trụ, có nắp đậy mà các nhà sinh vật học sử dụng để nuôi cấy tế bào hay những cây rêu nhỏ), và nó đã tiêu diệt những vi khuẩn mà ông đang nuôi cấy. Ông quyết định nghiên cứu loại nấm mốc này và sau đó đã khám phá ra penicillin - chất kháng sinh được sử dụng nhiều nhất thế giới.
Đó là một trong những câu chuyện được kể đi kể lại bởi vì nó là một đại diện điển hình cho việc yêu thích sự đổi mới để thay đổi thế giới của chúng ta. Vấn đề là, nói chung, sự đổi mới chưa bao giờ thực sự diễn ra theo cách như vậy, và chắc chắn không giống như trường hợp tìm ra penicillin.
Câu chuyện thực tế đã diễn ra theo cách khác. Khi Alexander Fleming công bố các phát minh của mình, không ai thực sự chú ý tới nó, bởi vì có quá ít giá trị về mặt y học. Nó chỉ đơn giản mô tả về sự bài tiết của một loại nấm mốc có thể giết chết các vi khuẩn trong một chiếc đĩa petri. Việc điều chế lại không ổn định và người ta còn không thể lưu trữ nó. Nó cũng không thể dùng qua đường tiêm hoặc qua đường tiêu hóa. Cuối cùng, không thể tạo ra đủ số lượng cần thiết để cứu chữa cho bất kỳ ai.
Tận 10 năm sau, một nhóm các nhà khoa học hoàn toàn khác do Howard Florey và Ernst Chain dẫn đầu đã xem xét lại công việc của Fleming và bắt đầu đưa thêm các ý tưởng của họ vào. Sau đó, họ tới Mỹ, cộng tác với các phòng thí nghiệm ở đó và cải thiện quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, các công ty dược đã làm việc sốt sắng để sản xuất đại trà penicillin. Đằng sau một penicillin mà chúng ta biết ngày nay không phải là công sức của một cá nhân hay một "khoảnh khắc Eureka !" nào cả, mà là sự đóng góp của hàng loạt con người trong quãng thời gian gần 20 năm.
Trong khi hầu hết ý tưởng chẳng đi đến đâu, một số lại tạo ra được những giá trị to lớn. Bất kể ai là người phát hiện ra trước, thì phép vi tích phân hay điện thoại di động đều đã giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Đó không phải nhờ vào bản thân các ý tưởng, mà là ở những gì được xây dựng dựa trên chúng. Các ý tưởng chỉ tạo ra các tương lai tốt đẹp hơn khi chúng được kết hợp với các ý tưởng khác. Sự đổi mới, ở một mức độ lớn hơn, chính là sự kết hợp.
Câu chuyện của Alexander Fleming và Jim Allison là ví dụ điển hình. Trong trường hợp của Fleming, các nhà khoa học ở một phòng thí nghiệm khác đã kết hợp với ý tưởng ban đầu của ông và thành công tạo ra một phương thuốc hữu hiệu. Sau đó, họ lại tới Hoa Kỳ để làm việc cùng với các phòng thí nghiệm khác và rồi cuối cùng, các công ty dược phẩm cũng góp một phần công sức không nhỏ, mới khiến cho penicillin được sản xuất đại trà như hiện nay.
Còn Jim Allison, khi chia sẻ làm cách nào có được ý tưởng cho liệu pháp miễn dịch ung thư, ông đã nói nó không hề đến trong phút chốc, mà đến từ việc kết hợp công việc của nhiều người khác với những gì bản thân nghiên cứu. Khám phá mang tính đột phá đó là tâm huyết cả đời làm việc của ông.
Kevin Ashton - người đầu tiên đưa ra ý tưởng về các con chip RFID (Radio Frequency Identification - Nhận dạng qua tần số vô tuyến, là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể) đã viết trong cuốn sách của mình mang tên How to Fly a Horse: "Sự sáng tạo là một hành trình dài, nơi hầu hết những lối rẽ đều sai lầm và hầu hết đều kết thúc bằng ngõ cụt. Điều quan trọng nhất mà những nhà sáng chế làm là tiếp tục làm việc. Điều quan trọng nhất mà họ không làm là từ bỏ".
Một ý tưởng tốt không phải chỉ gói gọn trong một khoảnh khắc lóe sáng, mà là một lời kêu gọi hành động. Giá trị của nó không phải được quyết định bởi sự xuất sắc về mặt lý thuyết, mà nằm ở khả năng giải quyết các vấn đề thực tế. Vậy nên, nếu bạn muốn mọi người lắng nghe những ý tưởng của mình, đừng quá để tâm vào việc bạn sở hữu chúng, mà hãy tập trung vào những gì mà chúng có thể mang đến cho người khác.
Những sai lầm lớn trong công việc có thể phá hoại sự nghiệp và tương lai của bạn Việc mắc sai lầm là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình sống, học hỏi và làm việc của mỗi người. Và, dù ... |
Khởi sự kinh doanh ở Việt Nam: Thành lập dễ nhưng tồn tại khó Thành lập doanh nghiệp, gia nhập thị trường thuận lợi nhưng làm sao để doanh nghiệp hoạt động, tồn tại và phát triển được mới ... |
Việt Nam thuộc top các thị trường đầu tư mạo hiểm triển vọng nhất khu vực ASEAN Theo đánh giá của NIC và Do Ventures, hệ sinh thái mạo hiểm của khu vực Đông Nam Á thời gian qua đã chứng kiến ... |
Lưu Lâm (Sưu tầm)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|