Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay dịp cuối năm Nới room tín dụng để khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất cho vay |
Hút vốn ngoại đa hình thức
Thời gian qua đã ghi nhận hàng loạt ngân hàng công bố các hợp đồng huy động vốn lớn từ thị trường quốc tế. Với nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao, việc huy động được nguồn vốn ngoại này sẽ giúp các ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của khách hàng. Điều này cũng cho thấy tín hiệu tốt về năng lực của nhiều Ngân hàng Thương mại cổ phần trong nước.
Các định chế tài chính quốc tế đầu tư vào các ngân hàng để mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế và tăng cường sức mạnh của khu vực ngân hàng |
Cuối tháng 11/2022, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã hoàn tất giải ngân cho VPBank khoản vay trị giá 150 triệu USD, tương đương 3.700 tỷ đồng. Trung tuần tháng 11, VPBank cũng đã ký kết thỏa thuận vay hợp vốn trị giá 500 triệu USD. 5 định chế tài chính lớn tham gia cung cấp khoản vay cho VPBank gồm NH Phát triển châu Á (ADB), Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), NH ANZ và Công ty Chứng khoán Maybank Securities Pte. Ltd.
Cũng trong tháng 11/2022, Tập đoàn Tài chính phát triển quốc tế Mỹ (DFC) cũng đã ký kết cho SeABank vay 200 triệu USD trong 7 năm. Trước đó, SeABank được IFC và 5 quỹ đầu tư quốc tế mở rộng gói tín dụng từ 150 triệu USD lên 220 triệu USD sau 6 tháng hợp tác.
Ngoài ra, hàng loạt ngân hàng cũng công bố đạt được các khoản vay vốn lớn từ các tập đoàn tài chính nước ngoài. Cụ thể, VIB vừa hoàn tất rút vốn khoản vay trị giá 150 triệu USD từ IFC. Trước đó, ADB và VIB công bố thỏa thuận khoản vay hợp vốn trị giá 260 triệu USD. Đây là khoản vay tín chấp có thời hạn 3 năm, bao gồm khoản vay trực tiếp trị giá 100 triệu USD từ ADB và khoản vay hợp vốn trị giá 160 triệu USD, do ADB và UOB đồng thu xếp từ 9 định chế tài chính hàng đầu châu Á.
Dòng vốn quốc tế tài trợ cho các ngân hàng Việt Nam gần đây cũng đa dạng hơn về mục đích. Mục đích truyền thống của các hoạt động tài trợ vốn là để các ngân hàng mở rộng danh mục cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, các dự án trong lĩnh vực môi trường và chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Chọn mặt gửi vàng
Theo Tiến sĩ Lê Đạt Chí - Phó trưởng Khoa Tài chính - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh huy động vốn tại thị trường trong nước khó khăn thì việc huy động được nguồn vốn từ thị trường quốc tế sẽ được bổ sung vào cơ cấu vốn của ngân hàng, được sử dụng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng cường sự ổn định trước biến động của thị trường. Hơn nữa, việc này giúp các ngân hàng ổn định hơn trong cấu trúc huy động vốn vì đặc thù tiền gửi tiết kiệm là ngắn hạn, trong khi cho vay doanh nghiệp thường là kỳ hạn dài.
Việc gọi vốn quốc tế thành công từ các định chế tài chính lớn nước ngoài không chỉ giúp các ngân hàng có thêm nội lực, khả năng hoạt động để mở rộng thị trường. So với vốn đầu tư trực tiếp (FDI), dòng tiền từ hoạt động tài trợ tín dụng gián tiếp từ các tổ chức nước ngoài giảm được khâu xét duyệt liên quan đến các vấn đề hiệu quả, ảnh hưởng môi trường…
Để huy động thành công khoản vay hợp vốn trên thị trường quốc tế hay phát hành trái phiếu quốc tế với giá trị lớn, lãi suất và kỳ hạn hấp dẫn, các ngân hàng cũng phải trải qua sự thẩm định kỹ của các tổ chức quốc tế về chất lượng hoạt động, quản trị rủi ro, tiềm năng phát triển và chiến lược phân khúc phù hợp với tiêu chí của họ.
Nhiều tổ chức xếp hạng quốc tế đồng loạt nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức tín dụng tiếp cận vốn quốc tế với lãi suất hợp lý. Hồi tháng 9/2022, Moody’s đã nâng xếp hạng của Việt Nam từ Ba3 lên Ba2, với triển vọng Ổn định. Trước đó, S&P nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức BB+... Dòng vốn của các định chế nước ngoài thường ưu tiên cho các dự án về phát triển bền vững, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, các dự án xã hội…
Có thể thấy việc huy động vốn quốc tế ở thời điểm này sẽ làm giảm bớt áp lực huy động vốn trong nước. Song việc huy động vốn quốc tế sẽ đối diện với các thách thức về quản lý rủi ro lãi suất và cả tỷ giá. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước có đủ công cụ điều tiết để nguồn vốn đó được đem đi đầu tư hoặc tái đầu tư.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huân - Trưởng Bộ môn Tài chính - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh với việc huy động vốn quốc tế, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, như năm nay tỷ giá biến động tới 8%, nên phải sử dụng các biện pháp để giảm rủi ro. Hơn nữa, nguồn vốn quốc tế hiện nay không còn rẻ, lãi suất Chính phủ Mỹ đã lên tới 4%/năm, thì lãi suất cho vay của các định chế tài chính quốc tế với doanh nghiệp Việt Nam phải 8- 9%/năm. Nhưng trong bối cảnh còn nhiều biến động như hiện nay, huy động vốn quốc tế là giải pháp hữu hiệu để giải quyết khó khăn dòng tiền.
Để giảm thiểu những rủi ro từ việc huy động vốn quốc tế, Ngân hàng Nhà nước cũng đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 12/2014/TT- NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, đã được Ngân hàng Nhà nước xây dựng mới đây, có xu hướng quản lý chặt chẽ hơn hạn mức, giới hạn vay nước ngoài của doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng.
Thanh Thanh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|