Dự kiến vào đầu tuần sau (25/10) Quốc hội sẽ lắng nghe và thảo luận về Tái cơ cấu ngân hàng 5 năm tới của Chính phủ, trong đó “khối u”ngân hàng yếu kém sẽ được “mổ xẻ” và đưa ra giải pháp hiệu quả để xử lý dứt điểm trước khi tiến tới một nền ngân hàng lành mạnh, an toàn, hiệu quả và hiện đại.
Trong báo cáo gửi Quốc hội về Kế hoạch Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ đánh giá, thời gian qua, ba ngân hàng mua bắt buộc gồm ngân hàng Đại Dương (OceanBank), ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank); ngân hàng Xây dựng (CBBank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank) là bài toán hóc búa nhất hiện nay.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến thời điểm hiện nay, các hoạt động nói chung của 3 ngân hàng trên đều đã ổn định. Nợ xấu, tài sản không sinh lời của những ngân hàng này bước đầu được xử lý và thu hồi, tiền gửi mới được gia tăng, tình trạng khách hàng rút tiền hàng loạt chấm dứt, quản trị điều hành được củng cố lại.
Dù được nới lỏng, song các ngân hàng trên vẫn có sự tham gia trực tiếp trong quản trị, điều hành, cũng như chia sẻ và hỗ trợ trong kinh doanh của Vietcombank, VietinBank cùng sự giám sát chặt chẽ của NHNN với tư cách là chủ sở hữu.
Trên thực tế, cho đến nay tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này vẫn trong vòng bí mật, các chỉ số về tài chính vẫn chưa minh bạch vẫn đang là dấu hỏi sau 6 năm tái cấu trúc…
Theo thông tin cập nhật gần đây nhất của Kiểm toán Nhà nước, cho thấy số lỗ mỗi năm của 3 ngân hàng 0 đồng lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu tại 3 ngân hàng 0 đồng rất cao. Đơn cử, nợ xấu của GPBank là 2.800 tỷ đồng, chiếm 59,32% dư nợ; OceanBank là 14.234 tỷ đồng, chiếm 72,25% dư nợ. Đối với CBBank thì nợ xấu của khách hàng (chưa bao gồm các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng) là 18.073 tỷ đồng, chiếm 95% dư nợ (19.024 tỷ đồng).
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, hơn 6 năm nay với ba ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại với giá 0 đồng, nhà nước đã dồn lực để “cứu chữa” nhưng các ngân hàng này vẫn không thể gượng dậy và đứng vững trên thị trường. Vì vậy, cũng không nên kỳ vọng quá nhiều vào việc các tổ chức tín dụng yếu kém này sẽ “khỏe” trở lại khi chỉ dựa vào những khoản vay đặc biệt từ NHNN hay chính sách ưu đãi, sự hỗ trợ của các ngân hàng lớn.
Mặt khác, việc dồn lực để hỗ trợ các ngân hàng này sẽ khiến nền kinh tế cũng buộc phải chịu tổn thất lớn: ngân sách phải bỏ ra để vận hành bộ máy xử lý nợ xấu. Chưa kể, việc các ngân hàng yếu kém phải trích lập dự phòng cao, đội chi phí hoạt động rất lớn, dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước giảm đi.
“Vì vậy, đây là lúc để các quy luật kinh tế thị trường tự vận hành và để thị trường đào thải các ngân hàng yếu kém. Hãy để các ngân hàng được phá sản dựa trên những quy định pháp luật hiện hành”, ông Hiếu nêu quan điểm.
NHNN đang khẩn trương phối hợp các bộ, ngành và cơ quan liên quan để hoàn thiện phương án xử lý, cơ cấu lại phương án xử lý, cơ cấu lại CBBank, OCeanBank theo định hướng mới; tiếp tục chỉ đạo GPBank và DongABank hoàn thiện phương án cơ cấu lại để xem xét, đánh giá và trình cấp có thẩm quyền. |
PV
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|