Các loại hợp đồng hoán đổi, cơ chế giao dịch của hợp đồng hoán đổi

(Banker.vn) Hợp đồng hoán đổi (trong tiếng Anh gọi là Swap Contract) là một thỏa thuận dạng hợp đồng giữa hai bên đối tác, theo đó các bên đồng ý thực hiện các khoản thanh toán định kì cho nhau, hay là đồng ý trao đổi các luồng tiền trong tương lai theo một phương thức đã định sẵn và trong một khoản thời gian xác định trước.

Các loại hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest rate swap)

Hợp đồng hoán đổi lãi suất là hợp đồng phái sinh trong đó bên này trao đổi dòng lãi suất lấy dòng tiền mặt của bên kia. Interest rate swap được lập ra để quản lý tài sản hoặc nợ cố định hay thả nổi, kiếm lợi từ sự thay đổi lãi suất. Thông dụng nhất là bên A trả lãi suất cố định cho bên B và nhận lại từ bên B lãi suất thả nổi.

Hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Currency swap)

Đây là dạng hợp đồng về trao đổi ngoại tệ, hai bên sẽ trao đổi với nhau khoản tiền gốc và lãi cố định của một khoản vay để lấy khoản tiền gốc và lãi cố định tương đương của một khoản vay bằng đồng tiên khác. Trong thực tế, hợp đồng hoán đổi tiền tệ thường được kết hợp với hóa đổi lãi suất.

Các loại hợp đồng hoán đổi, cơ chế giao dịch của hợp đồng hoán đổi
Hình minh họa

Hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit swap)

Đây là dạng hợp đồng phái sinh tín dụng, trong đó bên mua thanh toán một khoản tiền định kỳ cho bên bán và nhận lại khoản bồi thường nếu công cụ tài chính cơ sở bị mất khả năng thanh toán.

Hợp đồng hoán đổi hàng hóa (Commodity swap)

Đây là một thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hóa (giá giao ngay) được đổi lấy giá cố định trong một khoảng thời gian xác định.

Người sử dụng hàng hóa muốn đảm bảo giá ở mức tối đa và sẽ trả cho tổ chức tài chính một mức giá cố định để đổi lại những khoản thanh toán dựa trên giá cả thị trường cho những hàng hóa liên quan.

Ngược lại, người sản xuất muốn giữ cố định mức thu nhập và đồng ý trả giá thị trường cho tổ chức tài chính và nhận những khoản thanh toán cố định cho hàng hóa.

Hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn (Equity swap)

Đây là dạng hợp đồng hoán đổi mà tổ hợp các dòng tiền được thỏa thuận trao đổi giữa hai bên vào một ngày xác định trong tương lai. Một trong hai dòng tiền trong hợp đồng thường được gắn với lãi suất thả nổi và gọi là vế nổi, vế còn lại dựa trên kết quả của một cổ phiếu hoặc một chỉ số thị trường và gọi là vế cổ phiếu.

Mục đích và cơ chế giao dịch của hợp đồng hoán đổi

Cũng giống như hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa rủi ro về tài chính cho chủ thể tham gia ký kết hợp đồng do có sự biến động của yếu tố thị trường về lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu,… nhằm hưởng ưu đãi dành cho các công ty trong nước,…Tuy nhiên điểm khác nhau giữa hợp đồng hoán đổi với hợp đồng kì hạn và tương lai đó là các hợp đồng kì hạn và tương lai được dùng để phòng ngừa rủi ro trong ngắn hạn thì hợp đồng hoán đổi lại chủ yếu để phòng ngừa rủi ro trong dài hạn, thường trên 2 năm.

Cơ chế giao dịch của hợp đồng hoán đổi thường được giao dịch bên ngoài về các thị trường tập trung và thường có sự tham gia của các bên trung gian. Các tổ chức này sẽ đóng vai trò đứng giữa và kết nối hai bên sử dụng cuối cùng và là các đối tác của hợp đồng giao dịch hoán đổi được hưởng lợi từ sự chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán mà họ đã đưa ra cho các bên nhằm xác định về luồng tiền của hợp đồng.

Giải pháp cho chủ thể thực thi việc tham gia hợp đồng hoán đổi thoát khỏi hợp đồng này là sự thỏa thuận hợp tác song phương với bên còn lại để có thể đưa ra các quyết định hủy bỏ hợp đồng hoặc thực thi việc chuyển nhượng ủy quyền cho bên thứ ba với các điều kiện kèm theo được đồng ý chấp thuận từ phía đối tác chiến lược.

Các chủ thể thực hiện việc tham gia hợp đồng hoán đổi sẽ thoát ra khỏi hợp đồng này là sự thỏa thuận song phương với bên còn lại để cùng hủy hợp đồng hoặc bằng cách thực hiện việc chuyển nhượng cho bên thứ ba với điều kiện được đồng ý của phía đối tác.

Phương Chi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán