Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

(Banker.vn) Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.
Cả nước ghi nhận hơn 100.000 ca tay chân miệng, tăng 91,6% so với cùng kỳ Cách phát hiện nhanh dấu hiệu trẻ bị bệnh tay chân miệng để tránh trở nặng, nguy kịch

Theo TS. Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca mắc tay chân miệng ghi nhận chủ yếu ở các cơ sở giáo dục mầm non, trên 90% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh.

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh, bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, tuy nhiên công tác tác phối hợp, giám sát phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục mầm non hiện vẫn chưa hiệu quả.

Có hai nhóm tác nhân gây bệnh tay chân miệng thường gặp là Coxsackie virus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71). Trong khi các trường hợp nhiễm CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà thì EV71 sẽ gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Giới chuyên gia lưu ý, có hai biến chứng thường gặp với bệnh tay chân miệng là biến chứng thần kinh và biến chứng suy hô hấp, suy tuần hoàn. Những dấu hiệu nặng của bệnh tay chân miệng như: Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt; mệt mỏi, không chơi, bỏ ăn, ngủ nhiều, lơ mơ; giật mình nhiều (>= 2 lần trong 30 phút); vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay, chân; thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè….

Cùng với bệnh tay chân miệng, số ca mắc sởi, ho gà cũng cảnh báo gia tăng, từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 130 ca mắc sởi, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ 2023. Các ca mắc ghi nhận trong năm có xu hướng cao trong thời gian từ tháng 1 - 4. Về ho gà, đến nay cả nước đã ghi nhận 118 ca mắc, tăng 6,8 lần so với cùng kỳ 2023.

Để phòng chống các bệnh truyền nhiễm, chuyên gia khuyến cáo cha mẹ cần đưa con đi tiêm chủng đầy đủ các bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, đặc biệt quan tâm các bệnh có vaccine nhưng vẫn có tỷ lệ mắc hàng năm như sởi, ho gà, bạch hầu.

Bên cạnh đó, thực hiện vệ sinh làm sạch môi trường các vật dụng dễ bị ô nhiễm, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường và rửa lại một lần nữa; tránh hành vi tiếp xúc gần với người khác cũng mắc bệnh… ; theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và người mắc bệnh, nhất là trẻ em đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời nếu nhận thấy triệu chứng sốt cao, li bì, mất tỉnh táo…

Tâm An

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục