Buồn của Gạo Trung An (TAR): Ngành nông nghiệp đang lên hương thì nhận tin hủy niêm yết

(Banker.vn) Gạo Trung An huỷ niêm yết trong bối cảnh ngành gạo đạt được nhiều thành tựu nổi bật với những con số tăng trưởng ấn tượng thời gian qua...

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định hủy niêm yết cổ phiếu Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR). Lý do là bởi Trung An bị tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với Báo cáo Tài chính (BCTC) riêng và hợp nhất năm 2023, theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP. Theo đó, hơn 78 triệu cổ phiếu TAR sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 21/05, phiên giao dịch cuối cùng là ngày 20/05.

Buồn của Gạo Trung An (TAR): Ngành nông nghiệp đang lên hương thì nhận tin hủy niêm yết

Đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS) cho rằng không thể đánh giá và định lượng mức độ ảnh hưởng của một số vấn đề đến BCTC hợp nhất năm 2023 của TAR.

Công ty kiểm toán AASCS đã từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC của TAR vì cần chờ kết quả xác minh của cơ quan chức năng về các vấn đề được nêu trong kết luận thanh tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 13/09/2023. Những vấn đề này bao gồm: chủ sở hữu của 15 triệu cổ phiếu TAR trong đợt chào bán riêng lẻ năm 2021; việc lập hồ sơ đăng ký chào bán riêng lẻ năm 2021; và số liệu hàng tồn kho trên BCTC năm 2022, với giá trị hơn 1.255 tỷ đồng.

Đồng thời, TAR không tiến hành kiểm kê hàng tồn kho tại ngày 31/12/2023 và cũng không thể hỗ trợ việc kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm kiểm toán. Với những hồ sơ hiện tại, AASCS không thể thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm truy hồi số liệu hàng tồn kho tại cuối năm 2023 được trình bày trên BCTC hợp nhất số tiền hơn 965 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Công ty con Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An Kiên Giang có tiến hành kiểm kê hàng tồn kho nhưng tại thời điểm đó, đơn vị kiểm toán chưa được bổ nhiệm thực hiện kiểm toán BCTC năm 2023 và TAR cũng không thể hỗ trợ việc kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm kiểm toán, đồng thời kiểm toán không thể thực hiện các thủ tục truy hồi số liệu hàng tồn kho trên BCTC công ty con và BCTC hợp nhất số tiền gần 113 tỷ đồng.

Tại báo cáo thường niên 2023 mới được công bố, TAR dự kiến sẽ tập trung vào 4 dự án: phát triển vùng trồng lúa chất lượng cao, thu mua chế biến xuất khẩu gạo trên diện tích đất trồng 15.000 ha tại Phú Yên; hoạt động 2 nhà máy điện rác tại tỉnh Phú Yên; phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao 50.000 ha tại Kiên Giang và nhà máy điện rác tại tỉnh Sóc Trăng.

Năm 2023, Gạo Trung An ghi nhận doanh thu đạt 4.484 tỷ đồng, tăng 18%. Doanh thu tăng nhưng doanh nghiệp ngành gạo này lại ghi nhận lỗ sau thuế hơn 19 tỷ đồng, trong khi năm 2022 lãi hơn 75 tỷ đồng. Kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán, đây là lần đầu tiên công ty báo lỗ.

Năm 2023, Gạo Trung An đạt mục tiêu doanh thu đạt 3.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 50 tỷ đồng. Với kết quả sản xuất kinh doanh trên, công ty mới chỉ hoàn thành kế hoạch doanh thu và còn cách rất xa mục tiêu lợi nhuận.

Hiện tại, HNX đã đưa cổ phiếu TAR vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 30/10, chỉ còn được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần. Vào phiên thứ Sáu ngày 26/04, TAR giảm sàn về 5.700 đồng/CP.

Buồn của Gạo Trung An (TAR): Ngành nông nghiệp đang lên hương thì nhận tin hủy niêm yết
Diễn biến giá cổ phiếu TAR trong vòng 1 năm trở lại đây

Gạo Trung An huỷ niêm yết trong bối cảnh ngành gạo đạt được nhiều thành tựu nổi bật với những con số tăng trưởng ấn tượng thời gian qua. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả năm 2023, sản lượng lúa cả nước đạt 43,4 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2022; giá trị xuất khẩu gạo đạt kỷ lục 4,78 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm 2022.

Từ đầu năm 2024, ngành lúa gạo Việt Nam đã liên tiếp đón nhận những tín hiệu lạc quan. Theo đó, 7 doanh nghiệp Việt Nam đã trúng 10/17 gói thầu, cung cấp trên 300.000 tấn gạo cho Indonesia. Quốc gia này đang có kế hoạch tiếp tục nhập khẩu 2 triệu tấn gạo năm 2024.

Đầu tháng 2/2024, Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ về việc bán 1,5 – 2 triệu tấn gạo/năm cho Philippines trong 5 năm. Philippines là quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm 2024 với nhu cầu nhập khẩu kỷ lục là 3,8 triệu tấn gạo/năm. Hiện gạo của Việt Nam chiếm trên 80% tổng lượng gạo nhập khẩu của quốc gia này.

Báo cáo "Triển vọng hàng hóa toàn cầu" của Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định, giá gạo toàn cầu dự kiến sẽ không giảm trước năm 2025 và dự kiến sẽ tăng thêm 6% vào năm 2024. Nguyên nhân do mối đe dọa từ El Nino và các chính sách hạn chế xuất khẩu từ các nguồn cung lớn cũng như tăng nhập khẩu từ các nước có nhu cầu cao.

"Quay xe" bán ròng khủng, một mã ngành nước bị khối ngoại "tháo hàng" đột biến

Đóng cửa phiên giao dịch 02/05, khối ngoại "quay xe" bán ròng hơn 900 tỷ đồng trên HoSE, tập trung nhiều nhất tại nhóm midcaps. ...

Thị trường ghi nhận sắc xanh sau kỳ nghỉ lễ, nhóm cổ phiếu điện nổi sóng

Thị trường tăng điểm với thanh khoản thấp trong phiên đầu tiên của tháng 5. Dòng tiền tìm đến một vài mã buechip như SAB, ...

Nhận định chứng khoán phiên 3/5: Đà hồi phục còn "mong manh"

Hiện tại, đà hồi phục của VN-Index vẫn mong manh khi thanh khoản đang ở mức rất thấp và chỉ số đang đứng trước ngưỡng ...

Linh Đan

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán