Bùng nổ thanh khoản, GEX "dẫn dắt" nhóm cổ phiếu ngành điện và thiết bị điện

(Banker.vn) Những phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu GEX liên tục tăng mạnh, dẫn đầu về thanh khoản trong nhóm các cổ phiếu ngành điện, thiết bị điện...

Phiên giao dịch ngày 9/6, cổ phiếu GEX của Công ty CP Tập đoàn GELEX tăng mạnh sát giá trần với khối lượng giao dịch lên tới gần 37 triệu đơn vị, gần lớn nhất sàn HOSE. Qua đó, kéo thị giá cổ phiếu này lên mức 19.100 đồng/cổ phiếu. Không chỉ có khối lượng khớp lệnh lớn, trong các phiên giao dịch đầu tháng 6/2023, cổ phiếu này liên tục hút được dòng tiền lớn và dẫn đầu thanh khoản các cổ phiếu nhóm điện.

Bùng nổ thanh khoản, GEX
Cổ phiếu GEX liên tục hút mạnh dòng tiền thời gian gần đây

Trước đó, phiên giao dịch ngày 8/6, có tới 47 triệu cổ phiếu GEX được "trao tay" với tổng giá trị giao dịch lên tới 878 tỷ đồng; Phiên giao dịch ngày 7/6 với hơn 20,6 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tổng giá trị giao dịch lên tới 450 tỷ đồng. Như vậy cổ phiếu GEX đã có nhiều phiên dẫn đầu nhóm cổ phiếu ngành điện về khối lượng cũng như giá trị giao dịch trên sàn HOSE…

Trong bối cảnh khó khăn vì thiếu điện, GEX hiện có 5 dự án điện gió tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, bao gồm: Dự án nhà máy điện gió Hướng Phùng 2, Hướng Phùng 3 (gồm 12 turbine với tổng công suất lắp đặt 50MW); và các Dự án nhà máy điện gió GELEX 1, 2, 3 đã được công nhận vận hành thương mại, đủ điều kiện để được hưởng giá điện ưu đãi (8,5 cents/kWh trong vòng 20 năm, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) - theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg, ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

Bùng nổ thanh khoản, GEX
Diễn biến giá cổ phiếu GEX thời gian gần đây

Hiện các dự án điện gió của GEX được tài trợ bởi BIDV, VietinBank và đồng tài trợ bởi Ngân hàng Landesbank Baden-Württemberg (LBBW) Cộng hòa Liên bang Đức theo hình thức tín dụng xuất khẩu (ECA) với tổ chức bảo hiểm là Euler Hermes. Với hình thức tín dụng này, các dự án được tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp với thời gian cho vay dài. Cùng với các dự án trước đó, GEX đã có tổng cộng 260 MW điện đi vào vận hành với tổng sản lượng điện của các nhà máy ước đạt khoảng 700 triệu kWh/năm, dự kiến nâng tổng công suất năng lượng tái tạo sở hữu đến năm 2025 lên 800 MW.

GEX đang đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, năng lượng tái tạo tiếp tục sẽ là một lĩnh vực trọng tâm trong chiến lược phát triển trong thời gian tới. Hiện nay, Công ty triển khai chuẩn bị đầu tư Cụm nhà máy điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải với tổng công suất dự kiến 800MW, nghiên cứu phát triển có chọn lọc các dự án: Điện gió Gia Lai (100 MW), Điện gió Đak-lak (200MW), Điện mặt trời Tây Ninh (100MW), Điện mặt trời Bình Phước 1, 2 (480MW)... Đồng thời, tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án năng lượng sạch khác như thủy điện, điện sinh khối, điện khí…

Có thể nói, các mảng thiết bị điện được hưởng lợi từ quy hoạch Điện VIII và mảng năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) mang lại nguồn doanh thu ổn định trong vòng 20 năm tới cho GEX do được hưởng giá ưu đãi FIT.

Bùng nổ thanh khoản, GEX
Quỹ Daragon Capital hiện là cổ đông lớn nắm giữ 50 triệu cổ phiếu của GEX

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023, GEX ghi nhận 6.410 tỷ đồng doanh thu thuần, bằng 74% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 17% kế hoạch cả năm 2023. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp vẫn đạt mức 20%...

Ghi nhận tại 31/3/2023, tổng tài sản của GEX đạt 52.619 tỷ đồng, tăng 0,4% so với thời điểm đầu năm. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, Ban Lãnh đạo Tập đoàn đã chủ động đưa ra các giải pháp linh hoạt điều tiết sản xuất kinh doanh để giảm tích trữ hàng tồn kho, tối ưu hóa chi phí vốn.

Đại hội đồng cổ đông thường niên của GELEX đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 37.457 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.272 tỷ đồng bằng lần lượt 117% và 61% so với thực hiện 2022.

Đánh giá về cổ phiếu GEX, Công ty Chứng khoán VCBS cho rằng cổ phiếu GEX bước vào chu kỳ tăng giá trong ngắn hạn. Ngoài ra, khối lượng giao dịch chặt chẽ với lượng thanh khoản được duy trì, giá của GEX luôn duy trì trên MA10 trong vòng 1 tháng trở lại đây và giá luôn bám sát dải băng trên của Bollinger Bands, cho thấy giá cổ phiếu liên tục được duy trì tăng trưởng. Cổ phiếu GEX tiếp tục vận động trong xu hướng vừa tích luỹ vừa tăng giá, phù hợp để có thể tham gia mở vị thế và đường giá sẽ còn tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tích cực.

Theo giới chuyên gia, đà tăng tích cực của GEX cùng cổ phiếu điện được củng cố sau thông tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố tăng 3% giá bán điện bình quân. Tuy nhiên, Chứng khoán Mirae Asset cho rằng việc tăng giá bán điện chưa thể tác động lên nhóm doanh nghiệp điện một cách thực sự rõ nét.

Nguyên nhân là do các công ty ngành điện thực tế đã thỏa thuận dài hạn khi ký hợp đồng mua bán điện với EVN. Mirae Asset đánh giá việc tăng giá bán điện bình quân trong ngắn hạn chưa thể tác động đến doanh thu doanh nghiệp sản xuất.

Với những doanh nghiệp phân phối điện, việc tăng giá điện có thể tác động tích cực, vì hợp đồng đã ký dài hạn với giá rẻ, nay bán giá cao, giúp lợi nhuận doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ tăng. Đối với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất điện dường như không được hưởng lợi trong ngắn hạn, niềm vui vẫn thuộc về doanh nghiệp phân phối điện.

Cú vọt tăng phút chót chưa thể khẳng định xu hướng dòng tiền, nhà đầu tư dù sợ “lỡ tàu” nhưng vẫn thận trọng

Trong phiên giao dịch cuối tuần (9/6), VN-Index bất ngờ tăng 6,21 điểm (+0,56%) và đóng cửa ở mốc 1.107,53 điểm. Thanh khoản có sự ...

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Hưởng ứng "game" tăng vốn, VCB "gánh" thị trường

Mới đây, một loạt ngân hàng vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn, nhiều mã cổ phiếu ngân hàng cũng theo đó ...

VN-Index không dễ vượt qua vùng kháng cự mạnh 1.120-1.140 điểm, NĐT nên hiện thực hóa lợi nhuận

Thị trường chứng khoán trong nước có tuần giao dịch đầy tích cực cả về điểm số lẫn thanh khoản, qua đó đưa VN-Index tiến ...

Nhật Hải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán