BSC chỉ rõ 3 nhóm ngành tiềm năng và chiến lược đầu tư trong tháng 4

(Banker.vn) Trong báo cáo vĩ mô thị trường tháng 3 mới đây, Công ty chứng khoán BIDV (BSC) đã đưa ra những yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán và bài học từ sự khủng hoảng của các ngân hàng trên thế giới. Đặc biệt, BSC có khuyến nghị với một số nhóm ngành tiềm năng và chiến lược đầu tư cho tháng 4 này.

Các yếu tố tác động đến TTCK trong tháng 4/2023

Sự quyết tâm của Chính phủ, NHNN và các Bộ ban ngành trong việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp, ngành du lịch, thúc đẩy đầu tư công,… nhằm tạo động lực tăng trưởng;

Chính phủ ban hành nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 31/3/2023 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật để chuẩn bị trình Quốc hội vào kỳ họp T05/2023 bên cạnh công điện số 194/CĐ-TTg ngày 01/04/2023 tập trung tháo gỡ khó khăn đối với lĩnh vực bất động sản, dự án đường bộ cao tốc.

Động thái tiếp tục giảm lãi suất của NHNN và giãn, hoãn nợ cho các doanh nghiệp trong thời gian tới bên cạnh việc chính thức triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội.

Mùa ĐHCĐ và báo cáo QKKD quý I năm 2023 tiếp tục diễn ra bên cạnh một số thông tin bán cổ phần, dự án một số doanh nghiệp.

Diễn biến dòng tiền khối ngoại, tốc độ tăng ròng ETF Fubon và các ETF nội đến kỳ cơ cấu, điều chỉnh.

Nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu có tín hiệu khởi sắc bên cạnh sự lạc quan của các tổ chức về triển vọng tăng trưởng của quốc gia này trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến khó lường.

Cuộc khủng hoảng hệ thống Ngân hàng tại Hoa Kỳ, châu Âu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, điều này có thể khiến FED, ECB và các NHTW xem xét lại định hướng CSTT của mình trong thời gian tới.

Xung đột giữa Nga-Ukraine có thể sẽ tiếp tục căng thẳng sau động thái có thể đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus bên cạnh sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine.

BSC chỉ rõ 3 nhóm ngành tiềm năng và chiến lược đầu tư trong tháng 4

Chiến lược đầu tư tháng 4/2023

Diễn biến đầy bất ngờ xung quanh sự sụp đổ của Credit Suisse, Sillicon Valley Bank, Siganture Bank tại Hoa Kỳ đã làm tâm lý nhà đầu tư lo ngại về khả năng có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên sự vào cuộc quyết liệt của các NHTW lớn trên thế giới trong nỗ lực tránh một sự đổ vỡ mang tính hệ thống đã làm giảm bớt đi tâm lý bi quan của giới đầu tư, đồng thời đặt ra nhiều thách thức trong việc điều hành CSTT trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao mặc dù đã có dấu hiệu suy giảm ở một số quốc gia.

Trong bối cảnh thế giới vẫn nhiều bất ổn, NHNN đã có những quyết sách mang tính “bước ngoặt” khi giảm LSĐH hướng đến giảm mặt bằng LSHĐ, LSCV nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế, doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện tại. Tỷ giá ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, thanh khoản hệ thống được đảm bảo bên cạnh nỗ lực của các Bộ ban ngành trong việc đẩy mạnh đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các lĩnh vực sẽ là động lực để hướng đến các kết quả tích cực hơn trong Quý 2 và giai đoạn còn lại của năm 2023 sau Quý 1 thực sự nhiều khó khăn. Mùa ĐHĐCĐ đang diễn ra, công bố KQKD Quý 1 và một số thông tin liên quan đến hoạt động bán vốn, dự án của một số doanh nghiệp hứa hẹn sẽ tiếp tục hâm nóng cho thị trường.

Trên cở sở đó, BSC khuyến nghị một số nhóm ngành bao gồm: (1) Nhóm cổ phiếu đầu tư công (2) Nhóm hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa (3) Nhóm Tài chính – Ngân hàng. Nhà đầu tư cần tiếp tục bám sát diễn biến dòng tiền của khối ngoại, các ETF lớn cũng như các sự kiện đáng chú ý trong nước và quốc tế để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp - đặc biệt là các diễn biến liên quan đến quan điểm điều hành của các NHTW lớn, tình hình hệ thống ngân hàng khu vực châu Âu, Hoa Kỳ.

Bài học từ sự khủng hoảng của các ngân hàng trên thế giới

Diễn biến đầy bất ngờ xung quanh sự sụp đổ của Credit Suisse, Sillicon Valley Bank, Siganture Bank tại Hoa Kỳ đã làm dấy lên lo ngại về khả năng có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng toàn cầu. Qua cuộc khủng hoảng lần này, các nhà làm chính sách không chỉ thấy các bài học về nguyên nhân sụp đổ của các NHTM, mà quan trọng hơn là sẽ có được một case study kinh điển để phòng ngừa các rủi ro tương tự trong tương lai.

Thứ nhất: Trong chu kỳ kinh tế, việc các doanh nghiệp yếu sụp đổ là một phần tự nhiên và cần thiết của quá trình thị trường. Nếu không phải là CS, Silvergate, Signature, SVB thì sẽ lại có các doanh nghiệp yếu kém khác cần được thay thế. Điều này giúp tạo ra sự cạnh tranh và sự đổi mới trong nền kinh tế, khi nguồn vốn luân chuyển đến các đơn vị kinh doanh hiệu quả, tạo sức bật cho nền kinh tế, tạo công an việc làm để vượt khủng hoảng.

Thứ hai: NHTW Thụy Sỹ (SNB) nhanh chóng đưa ra các biện pháp bảo đảm, tạo dựng cơ sở để UBS thực hiện hành động mua lại Credit Suisse chỉ trong 2 ngày cuối tuần với mục tiêu hoàn thành trước giờ giao dịch sáng thứ 2 cho thấy: SNB đã rất quyết liệt, tập trung vào việc đưa ra các biện pháp để xử lý vấn đề nhằm tránh cuộc khủng hoảng lan rộng, đồng thời cho thấy trong tình huống khẩn cấp, NHTW sẵn sàng can thiệp, tìm giải pháp tối ưu với các tổ chức để củng cố niềm tin của cộng đồng nhà đầu tư, đảm bảo thị trường vận hành an toàn, thông suốt.

Thứ ba: Các NHTW liên lạc và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phối hợp chặt chẽ cùng nhau khi nhận diện các vụ sụp đổ lớn như Credit Suisse, để chặn đứng nguy cơ lan rộng cao xảy ra.

Thứ tư: Ngay cả ngân hàng đầu tư thành lập từ 1856, với tổng tài sản hơn 600 tỷ USD, đã vượt qua qua bao nhiêu thế chiến, thiện tai, khủng hoảng… cũng không thể buông lỏng quản trị. Công thức đầu tư với khẩu vị rủi ro cao đi kèm thiếu kiểm soát rủi ro trong môi trường lãi suất cao có thể dẫn đến mất cân bằng tài chính và sụp đổ. Các định chế tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư cần cân bằng danh mục, nâng cao khả năng quản trị, đảm bảo thanh khoản trong các tình huống xấu.

Thương vụ mua lại thành công giữa UBS và CS với sự bảo trợ, tham gia quyết liệt của SNB sẽ là trường hợp điển hình để các NHTW khác trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, thị trường mới nổi, cận biện cần nghiên cứu kỹ lưỡng, làm cơ sở tham chiếu để áp dụng, giải quyết các vấn đề nếu có phát sinh trong tương lai.

Xem chi tiết báo cáo tại đây >>>>

BSC: VN-Index có thể tiếp tục rung lắc trong những phiên tới

Trong phiên hôm nay (6/4), thị trường đột ngột giảm mạnh về cuối phiên với 194 mã tăng, 47 mã tham chiếu và 209 mã ...

Công ty chứng khoán đưa ra hai kịch bản cho VN-Index trong tháng 4

Động thái hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước và khối ngoại quay trở lại mua ròng đã giúp VN-Index có nhịp ...

BSC: Thời điểm xấu nhất đối với HPG đã qua

Cổ phiếu HPG có một nhịp hồi phục tốt kể từ ngày 21/03 sau khi có xu hướng điều chỉnh nhẹ trước đó. Thanh khoản ...

Nguyễn Hoàng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán