Bóng dáng người Thành Công tại PGBank?

(Banker.vn) Xử lý nợ xấu, tăng vốn điều lệ, đổi tên thương mại và "thay máu" nhân sự là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank, UPCoM: PGB) trình tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 sắp tới.

PGBank sắp tổ chức ĐHCĐ bất thường tại khách sạn của TCG Land

Theo tài liệu do PGBank mới đây vừa công bố, Đại hội cổ đông bất thường 2023 của PGBank sẽ được tổ chức vào ngày 23/10 tới đây tại The Five Villas & Resort Ninh Bình thuộc xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Theo các thông tin công khai trước nay, The Five Villas & Resort Ninh Binh nằm trong quần thể Sân Golf Hoàng Gia (Royal Golf Club) quy mô 54 lỗ - sân golf lớn nhất Việt Nam với diện tích xây dựng lên đến 670 ha.

Dự án được đầu tư và phát triển bởi TCG Land, đơn vị phát triển bất động sản của Tập đoàn Thành Công. The Five Villas & Resort là hệ sản phẩm Villas & Resort thuộc thương hiệu The Five Hospitality mà Tập đoàn Thành Công đang phát triển. Trước đó, đã có The Five Villas & Resort Quangnam Danang đi vào hoạt động từ tháng 6/2020, tọa lạc tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Lấp ló bóng dáng người "Thành Công" tại PGBank
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank, UPCoM: PGB)

Đổi tên thương mại và đổi địa điểm trụ sở chính

Về lý do đổi tên, nhà băng này cho biết tên thương mại và logo của PGBank đang sử dụng được gắn với cổ đông lớn trước đây là Tập đoạn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Tuy nhiên, hiện nay Petrolimex đã thoái vốn tại PGBank và đã không còn là cổ đông lớn của Ngân hàng. Ngoài ra, Petrolimex cũng đã yêu cầu PGBank chấm dứt sử dụng các nhãn hiệu thuộc sở hữu của Petrolimex trước ngày 31/12/2023.

Do vậy, việc đổi tên thương mại và bộ nhận diện thương hiệu mới của PGBank là việc thiết yếu để phù hợp với tình hình hiện tại và định hướng tái cấu trúc của ngân hàng này.

Mặt khác, trụ sở chính PGBank hiện đang được đặt tại địa chỉ tầng 16, 23, 24 tòa nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, với diện tích sử dụng khoảng 3.600 m2, được đưa vào sử dụng từ năm 2021 khi tổng nhân sự khoảng 200 người.

Đến thời điểm hiện tại, cơ sở vật chất tại đây đã bắt đầu xuống cấp và trong thời gian tới sẽ không đáp ứng được nhu cầu về chỗ ngồi cho cán bộ nhân viên khi PGBank mở rộng quy mô tăng trưởng kinh doanh.

Do đó, việc chuyển địa điểm đặt trụ sở chính của PGBank là cần thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu về không gian làm việc, phù hợp với chiến lược tăng trưởng quy mô và thương hiệu PGBank trong thời gian sắp tới.

Theo đó Ngân hàng trình cổ đông thông qua việc dời trụ sở chính sang tòa nhà HEAC số 14 - 16 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Được biết tòa nhà này là của Tập đoàn Thành Công làm chủ đầu tư.

Xử lý nợ xấu

Theo tờ trình, PG Bank đã hoàn thiện dự thảo phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của Ngân hàng giai đoạn 2021 - 2025 và đã báo cáo NHNN tại văn bản ngày 12/09/2023.

Qua đó, Ngân hàng dự kiến trình Đại hội một số mục tiêu, định hướng cơ cấu lại của PG Bank giai đoạn 2021 - 2025 như sau: hoàn thiện cơ cấu quản trị, điều hành, quản lý rủi ro đảm bảo hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; xử lý dứt điểm các tồn tại, vi phạm, rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng;

Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; kiểm soát và xử lý đối với nợ xấu, nợ tiềm ẩn nợ xấu, nợ bán cho VAMC. Ngân hàng phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của PG Bank, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3%.

Biến động nhân sự cấp cao

Đáng chú ý, tại Đại hội sắp tới, PGBank cũng trình cổ đông xem xét việc miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT theo nguyện vọng cá nhân đối với Chủ tịch HĐQT Nguyễn Phi Hùng, Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tiến Dũng và các Thành viên HĐQT Nguyễn Mạnh Hải, Oliver Schwarzhaupt, Nilesh Banglorewala. Tại ban kiểm soát,Trưởng Ban kiểm soát và Thành viên Ban kiểm soát đối với bà Dương Ánh Tuyết và ông Nguyễn Tuấn Vinh cũng nộp đơn xin từ nhiệm.

Tại ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát và Thành viên Ban kiểm soát đối với bà Dương Ánh Tuyết và ông Nguyễn Tuấn Vinh cũng nộp đơn xin từ nhiệm.

Để kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo, PGBank sẽ xem xét bầu bổ sung 5 thành viên HĐQT bao gồm ông Đào Phong Trúc Đại, ông Phạm Mạnh Thắng, bà Đinh Thị Huyền Thanh, ông Vương Phúc Chính và ông Nguyễn Thành Lâm; và hai thành viên Ban kiểm soát chuyên trách, bao gồm ông Trần Ngọc Dũng và ông Trịnh Mạnh Hoán.

Như vậy, Hội đồng quản trị mới của PGBank sẽ giảm từ 9 thành viên xuống 6 thành viên, trong đó tối thiểu 1 thành viên độc lập. Ban kiểm soát từ 4 thành viên còn 3 thành viên.

Tăng vốn điều lệ

Ngoài ra, tại kỳ họp lần này, HĐQT PGBank cũng trình tới các cổ đông việc tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng.

Trong đó, PGBank dự kiến phát hành 120 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền 10:4, từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ tính đến 30/06/2023.

Ngoài ra, PGBank chào bán thêm 80 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện 15:4, mức giá sẽ được HĐQT quyết định nhưng không thấp hơn mệnh giá.

Được biết, thời gian tăng vốn dự kiến trong năm 2023 - 2024.

Bóng dáng người Thành Công?

Theo tài liệu mà PGBank vừa công bố, tại kỳ ĐHCĐ bất thường sắp tới, Ngân hàng sẽ bổ sung 5 thành viên HĐQT gồm ông Đào Phong Trúc Đại, ông Phạm Mạnh Thắng, bà Đinh Thị Huyền Thanh, ông Vương Phúc Chính và ông Nguyễn Thành Lâm (ông Lâm là thành viên HĐQT độc lập).

Dù danh sách 5 ứng cử viên thành viên HĐQT chưa được PGBank công bố thông tin chi tiết từng cá nhân, cũng như kinh nghiệm tại các vị trí ở các đơn vị khác.

Tuy nhiên, có thể thấy danh sách ứng cử viên có tên một cá nhân là ông Đào Phong Trúc Đại, trùng với tên ông Đào Phong Trúc Đại (sinh năm 1975) là Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư PV-Inconess, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Việt Hưng, Giám đốc Tài chính Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Việt Hưng (thành viên Tập đoàn Thành Công).

Trước đó, ngày 15/2/2022, ông Đào Phong Trúc Đại được bầu vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Ngân hàng Eximbank nhưng đến ngày 24/10/2022, ông Đào Phong Trúc Đại bất ngờ nộp đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của Ngân hàng Eximbank với lý do cá nhân.

Về biến động cơ cấu cổ đông, vào ngày 7/4, Petrolimex vừa thực hiện đấu giá thành công 120 triệu cổ phiếu PGB, tương ứng 40% vốn điều lệ với giá trung bình là 21.400 đồng/cổ phiếu cho 4 nhà đầu tư (3 tổ chức và 1 cá nhân).

Song hành với động thái thoái vốn của Petrolimex, ngày 13/4, Công ty cổ phần Quốc tế Cường Phát thông báo đã mua 40.623.954 cổ phiếu PGB để nâng sở hữu từ 0% lên 13,54% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Thương mại Vũ Anh Đức mua vào 40.079.228 cổ phiếu PGB để nâng sở hữu từ 0% lên 13,36% vốn điều lệ; và ngày 14/4, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển Thương mại Gia Linh mua vào 39.296.018 cổ phiếu PGB để nâng sở hữu từ 0% lên 13,1% vốn điều lệ.

Được biết, 2 trên tổng số 3 doanh nghiệp nêu trên tham gia mua lại số cổ phần tại PGBank do Petrolimex bán ra đều ít nhiều có liên quan đến Tập đoàn Thành Công.

Cụ thể, công ty Cường Phát có ông Nguyễn Văn Mạnh (SN 1981) là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc. Ông Mạnh cũng đồng thời là cổ đông sáng lập của PL Iro, một thành viên ít biết trong hệ sinh thái doanh nghiệp đồ sộ của gia đình Chủ tịch Thành Công Group Nguyễn Anh Tuấn. Theo đó, PL Iro được vợ chồng ông Nguyễn Toàn Thắng, em trai ông Tuấn, sáng lập và sở hữu vốn.

Đáng chú ý, ngay sau khi đợt chào bán cổ phần của Petrolimex, ngày 20/4/2023, Cường Phát đã hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 10 tỉ đồng lên 882 tỉ đồng - xấp xỉ số tiền doanh nghiệp này chi ra để trúng đấu giá 40,6 triệu cổ phiếu PGB.

Với công ty Anh Đức, cập nhật đến giữa năm 2022, Chủ tịch của Anh Đức là ông Vũ Văn Nhuân, cũng là một nhân sự của Thành Công Group.

Theo đó, ông Nhuân (SN 1973) từng được biết đến trong vai trò Giám đốc một công ty con của Công ty CP Khu công nghiệp Tổ hợp Công nghệ Thành Công Việt Hưng (Thành Công Việt Hưng).

Trong khi đó, Thành Công Việt Hưng là một mắt xích của Thành Công Group, được sáng lập và sở hữu vốn bởi chính những thành viên nổi bật nhất của tập đoàn này, như Công ty CP Tập đoàn Thành Công (60%), Công ty CP Hyundai Thành Công Việt Nam (25%), Công ty TNHH TCG Land (15%).

Từ những dữ liệu trên, nhiều đồn đoán cho rằng nhóm người của Tập đoàn Thành Công đã “thâu tóm” PGBank từ Petrolimex.

Ngân hàng NCB sẽ bầu bổ sung 3 thành viên Hội đồng quản trị

Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường, Ngân hàng TMCP Quốc dân NCB sẽ tổ chức miễn nhiệm 1 thành viên đồng ...

NHNN đã hút về hơn 200.000 tỷ đồng thông qua kênh tín phiếu

Tính đến ngày 13/10, NHNN đã hút về hơn 200.000 tỷ đồng thông qua kênh tín phiếu sau 17 phiên liên tiếp.

Khánh Linh (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán