Bốn thành tố để chạy đua bán lẻ trong ngành chứng khoán

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn của công chúng, vì vậy các công ty chứng khoán phải chuyển mình nhanh để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
VP Bank International Marathon (VPIM) 2023 và những dấu ấn đặc biệt Ngập tràn ưu đãi hoàn tiền khi thanh toán bằng thẻ tín dụng VPBank

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn của công chúng, xu hướng này đòi hỏi các công ty chứng khoán phải chuyển mình nhanh để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Bốn thành tố để chạy đua bán lẻ trong ngành chứng khoán

Chứng khoán Việt Nam đón nhận thêm hàng trăm nghìn tài khoản mở mới mỗi tháng. Tổng số tài khoản chứng khoán sắp cán mốc 8 triệu, tương đương gần 8% dân số. Nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa tăng trưởng, đặc biệt khi nước ta sở hữu một cấu trúc dân số trẻ và tầng lớp trung lưu đang gia tăng. Quan điểm này đưa ra khi tham chiếu nền kinh tế nhiều điểm tương đồng là Indonesia.

Nếu giả định rằng một nhà đầu tư Việt Nam sở hữu hơn 1 tài khoản thì tốc độ tăng trưởng ở Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều xứ Vạn đảo. Điều đó có nghĩa rằng, ngành chứng khoán Việt Nam có cơ sở kỳ vọng vào sự bùng nổ trong xu thế đô thị hóa và sự quan tâm nhiều hơn của thế hệ Gen Z, giống như những gì đã diễn ra tại Indonesia.

Sân chơi sôi động và nhiều tiềm năng là vậy, song áp lực cạnh tranh ở mảng bán lẻ từ những thành viên trong thị trường ngày một lớn hơn. Điều này đòi hỏi các công ty chứng khoán phải hội tụ đầy đủ 4 yếu tố “tài chính, nhân sự, công nghệ và sản phẩm”, nhằm hướng đến phục vụ nhu cầu “All in One” của những nhà đầu tư cá nhân. Điều dễ thấy nhất và là yếu tố tiên quyết để tạo dựng khả năng cạnh tranh đó là vốn. Những cái tên mới nổi trên thị trường đều đứng top năng lực về vốn. Đơn cử như VPBankS, ngay sau khi ra mắt, công ty vươn lên đứng thứ hai về vốn điều lệ nhờ tiềm lực mạnh của ngân hàng mẹ - VPBank. Nhờ vậy, nếu như các công ty chứng khoán khác phải mất nhiều năm tăng vốn để đáp ứng điều kiện tham gia nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, chứng quyền…

Trong quý đầu năm 2024, công ty lọt top 10 về dư nợ margin trên thị trường với tổng giá trị cho vay gần 9.000 tỷ đồng. Hơn thế nữa, dư địa để phát triển hoạt động margin của công ty còn rất lớn với hơn 24.000 tỷ đồng – tạo sức cạnh tranh vượt trội khi nhiều công ty đã gần chạm mức giới hạn.Về khía cạnh sản phẩm, VPBankS hoàn thiện dải sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư từ khẩu vị rủi ro thấp như trái phiếu, tới cổ phiếu, chứng quyền... Bên cạnh đó, khi nhu cầu đầu tư thụ động thông qua một tổ chức chuyên nghiệp ngày càng gia tăng, VPBankS phát triển thêm sản phẩm mới như ePortfolio. Các danh mục tài khoản mẫu được những chuyên gia giàu kinh nghiệm của công ty xây dựng đã có hiệu suất vượt trội so với thị trường chung và ngày càng thu hút sự quan tâm.

Bốn thành tố để chạy đua bán lẻ trong ngành chứng khoán

ePortfolio là thành công bước đầu của VPBankS khi ngành chứng khoán đang tham gia sâu hơn vào hoạt động quản lý tài sản. Bài toán mang đến sự thịnh vượng bền vững cho khách hàng có thể được giải quyết trên hệ sinh thái khép kín ngân hàng (VPBank)– chứng khoán (VPBankS) – bảo hiểm (OPES). Trở lại với VPBankS, việc sớm hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm cộng với nền tảng công nghệ hiện đại, vững mạnh như mở tài khoản chứng khoán trực tuyến (eKYC), giúp lượng khách hàng của VPBankS tăng phi mã và lọt nhóm tăng trưởng mạnh nhất trong ngành.

Tính đến cuối tháng 4, VPBankS có gần 310.000 khách hàng, gấp 5,4 lần một năm trước đó. Tài sản của khách hàng (AuM) đạt trên ngưỡng 30.000 tỷ đồng, gấp 4 lần so với mốc cuối tháng 4/2023. Bên cạnh những điểm mạnh về vốn, công nghệ, sản phẩm như vừa nêu, công ty còn mang đến trải nghiệm tốt hơn cho những khách hàng với cảm giác được thấu hiểu nhu cầu. Tất cả những nhu cầu đều được công ty chứng khoán phục vụ “All in one” trên ứng dụng giao dịch. Trong chiến lược bán lẻ, VPBankS xây dựng chính sách “đo ni đóng giày”, đáp ứng nhu cầu của mọi nhóm khách hàng. Ví dụ, nhà đầu tư mới vừa được hưởng ưu đãi như miễn phí giao dịch, hoàn phí giao dịch trả Sở hay cơ chế tích điểm Loyalty ngay trên ứng dụng LynkiD của VPBank.

Ngoài dư địa cho vay khủng như vừa nêu, VPBankS còn thiết kế nhiều gói margin phục vụ nhu cầu vốn và khẩu vị giao dịch đa dạng như “Danh mục 9,9%” (áp dụng lãi suất 9,9%/năm với các mã trong danh mục), eMargin T5 (miễn phí lãi 5 ngày đầu), eMargin T10 (10 ngày đầu lãi suất 5%/năm)… Chưa hết, công ty còn cung cấp sản phẩm cho nhà đầu tư có vòng quay tài khoản lớn hoặc dư nợ cao. Tổng hòa các yếu tố trên, sau hai năm ra mắt thương hiệu VPBankS, công ty đã lọt top 20 công ty chứng khoán có giá trị giao dịch cổ phiếu của khách hàng lớn nhất thị trường. Khoảng cách thị phần hiện tại của công ty so với đơn vị đứng top 10 khoảng 1%. Với khả năng nâng giá trị giao dịch cổ phiếu của khách hàng gấp đôi từ gần 100.000 tỷ đồng lên 200.000 tỷ đồng, vị trí của công ty trên bảng xếp hạng sẽ được cải thiện đáng kể. Để đạt được kết quả này, một yếu tố không thể phủ nhận vai trò quan trọng như đã nêu trên đó chính là nhân sự. Sau hơn hai năm, bộ máy nhân sự của VPBankS tăng trưởng và đạt hơn 500 người như hiện nay.

Bộ máy lãnh đạo có tầm nhìn đi cùng nguồn nhân sự chất lượng cao, đội ngũ chuyên gia phân tích, tư vấn đầu tư, môi giới giàu kinh nghiệm vừa thiết lập hệ thống sản phẩm vừa cung cấp đầu vào quan trọng trong đầu tư là những công cụ hỗ trợ, ấn phẩm phân tích trên chặng đường tìm tới sự thịnh vượng của khách hàng như vừa nêu.

Những báo cáo định kỳ cùng với chuỗi sự kiện VPBankS Talk hay phiên tương tác trực tuyến (livestream) hàng ngày, hàng tuần là điểm tựa để nhà đầu tư tìm kiếm ý tưởng đầu tư, chủ động quản trị rủi ro, bảo toàn vốn. Khi đó, khách hàng sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn tinh thần phục vụ của công ty. Còn từ phía công ty, chiến lược vun đắp sự thịnh vượng cho khách hàng sẽ được hiện thực hóa trên tinh thần “All in one”.

Sao Mai

Theo: Báo Công Thương