Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia cần sự đồng hành của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

(Banker.vn) Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định tại Hội nghị triển khai Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu Đến năm 2030, Việt Nam cần gần 12 tỷ USD đầu tư cho hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt Xây dựng hạ tầng dự trữ xăng dầu- yếu tố quan trọng đảm bảo ổn định nguồn cung

Khẩn trương lấy ý kiến cho dự thảo Kế hoạch triển khai Quy hoạch

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia cần sự đồng hành của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp
Hội nghị triển khai Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 8/9

Ngay sau khi Quy hoạch được phê duyệt 20 ngày, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và đăng tải công khai toàn bộ hồ sơ Quy hoạch trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, đồng thời khẩn trương xây dựng dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia theo quy định.

Báo cáo về dự thảo Kế hoạch triển khai Quy hoạch hạ tầng xăng dầu, khí đốt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Bùi Huy Sơn – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Công Thương) - cho biết, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia được xây dựng căn cứ quy định tại Điều 45 Luật Quy hoạch.

Theo đó, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia đảm bảo tính đồng bộ, gắn kết với các kế hoạch thực hiện quy hoạch của các lĩnh vực khác, có tầm nhìn dài hạn, đảm bảo khả năng cân đối nguồn lực. Đồng thời phải bảo đảm tính khả thi, hiệu quả; tuân thủ các nội dung quy hoạch đã được phê duyệt; tuân thủ, kế thừa các Nghị quyết, chương trình hành động, các nội dung quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cùng với đó, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phải gắn với trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan; thể hiện sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện Quy hoạch; Đảm bảo tính khả thi, linh hoạt trong triển khai thực hiện các dự án theo từng thời kỳ, phù hợp với bối cảnh và nguồn lực quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia cần sự đồng hành của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia cần sự đồng hành của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp
Đại diện các bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp cho ý kiến

Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành liên quan và các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp đã phát biểu ý kiến phản ánh, trao đổi về tình hình hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý, kinh doanh; đề xuất, kiến nghị các giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch trong thời gian tới.

Cần sự chung tay của địa phương, doanh nghiệp...

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh: “Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm công tác xây dựng và triển khai các quy hoạch, trong đó có Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia cần sự đồng hành của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Hội nghị

Trong bối cảnh có nhiều dị biệt như năm 2022 vừa qua, khi việc cung ứng xăng dầu có thời điểm có sự đứt gẫy cục bộ càng cho thấy vai trò của công tác xây dựng và triển khai quy hoạch hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt là rất quan trọng.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai xây dựng và hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 4/4 quy hoạch ngành trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản. Việc các quy hoạch này được phê duyệt là một dấu mốc quan trọng; tuy nhiên, để hoàn thiện và triển khai đưa các Kế hoạch thực hiện quy hoạch vào thực tiễn cuộc sống, thì vai trò các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp là rất quan trọng.

Do đó, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải mong muốn các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp nhanh chóng góp ý về dự thảo Kế hoạch, giúp Bộ Công Thương sớm hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành để tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận các ý kiến đóng góp, trao đổi của đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội; đồng thời đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục nghiên cứu và sớm gửi ý kiến góp ý đối với dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bằng văn bản để Bộ Công Thương có cơ sở hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia cần sự đồng hành của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định quy hoạch chỉ được triển khai hiệu quả khi có sự chung tay của các địa phương, doanh nghiệp...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nhấn mạnh, để đảm bảo Quy hoạch được tổ chức thực hiện hiệu quả, thống nhất, rất cần sự đồng hành của các bộ, ngành Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan, đặc biệt là các địa phương và các Tập đoàn, Tổng công ty, Hiệp hội, doanh nghiệp.

Theo đó, Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công để tập trung triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể như: Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chính phủ bố trí nguồn vốn cho các dự án đầu tư công, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư trong và ngoài nước về các dự án hạ tầng xăng, dầu, khí đốt.

Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì các công trình hạ tầng xăng, dầu, khí đốt; Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các kế hoạch sử dụng đất, khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, công tác đánh giá tác động môi trường.

Bộ Tài chính bố trí ngân sách, hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dự trữ quốc gia về xăng dầu, hoàn thiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia bảo quản hàng dự trữ quốc gia về xăng dầu.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, khai thác hiệu quả hạ tầng dữ trữ xăng, dầu, khí đốt. Còn Ngân hàng nhà nước hỗ trợ các nhà đầu tư tiếp cận vốn với điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án hạ tầng dự trữ, phân phối xăng, dầu, khí đốt theo Quy hoạch.

Đối với các địa phương cần phải khẩn trương tiến hành rà soát và cập nhật các chủ trương, định hướng đề ra trong các quy hoạch ngành, quy hoạch quốc gia để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tỉnh, bảo đảm tính đồng bộ, liên thông. Xây dựng phương án phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt quy mô cấp tỉnh để tích hợp trong quy hoạch tỉnh/kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh; đồng thời, chú trọng rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch chuyên ngành ở địa phương (như quy hoạch về đất đai, xây dựng), làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Ưu tiên bố trí không gian quỹ đất phù hợp cho định hướng đã quy hoạch; tích cực thu hút, khuyến khích và tổ chức lựa chọn các chủ đầu tư đủ năng lực về tài chính, kỹ thuật và quản lý để thực hiện các dự án hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt trên địa bàn theo quy hoạch, nhất là các dự án đầu tư trọng điểm. Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư (gồm cả doanh nghiệp nhà nước hay ngoài nhà nước) triển khai các dự án, đảm bảo chất lượng, tiến độ phù hợp với Quy hoạch được phê duyệt.

Đối với các doanh nghiệp và hiệp hội, Bộ trưởng đề nghị phải làm tốt việc quán triệt, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khả thi và tích cực tham gia với các cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng các kế hoạch, quy định, chính sách, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, vừa tăng cường sự quản lý nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời, cần chủ động, nỗ lực nghiên cứu, đề xuất triển khai các dự án đầu tư, chú trọng đổi mới công nghệ, quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần hiện thực hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ trưởng giao Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp các Cục, Vụ có liên quan như Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Dầu khí và Than, Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế… khẩn trương đôn đốc, tiếp thu, giải trình các ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp để hoàn thiện dự thảo Kế hoạch triển khai Quy hoạch, báo cáo Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời, lên tiến độ cụ thể cho các dự án trọng điểm để có căn cứ trong chỉ đạo điều hành và đôn đốc, giám sát thực hiện; tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách hiện hành để kịp thời đề xuất với Lãnh đạo Bộ chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, ban hành mới (hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành) những cơ chế chính sách đủ mạnh, khả thi để thu hút đầu tư cũng như ban hành các cơ chế quy định vận hành và chế tài xử lý khi các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Phương Lan - Cấn Dũng

Theo: Báo Công Thương