Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Công nghiệp, thương mại có nhiều điểm sáng, là động lực thúc đẩy kinh tế cả nước

(Banker.vn) Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh, công nghiệp, thương mại có nhiều điểm sáng, thúc đẩy kinh tế cả nước.
Đà Nẵng: Đến năm 2030 sẽ hình thành thêm những khu, cụm công nghiệp nào? Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng họp lần thứ 6 Thái Bình: Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các FTA

Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 10 tăng lần lượt 5,6%, 5,9% và 5,2% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực. Khu vực nông nghiệp, dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng khá. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tích cực hơn.

Vì vậy, nền kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh công nghiệp, thương mại nhiều điểm sáng trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, công nghiệp, thương mại nhiều điểm sáng trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10

Bộ trưởng nhấn mạnh, để có được kết quả hôm nay là nhờ Chính phủ và các bộ, ngành đã tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; quyết liệt xử lý các vấn đề tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế mới.

Điểm nhấn cuối tháng 10 vừa qua là việc Thủ tướng Chính phủ đã khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, thu hút 41 quỹ đầu tư cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD trong 3 năm 2023 - 2025.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ ra một số khó khăn, hạn chế như: Thách thức về thị trường, dòng tiền, các thủ tục hành chính, thiên tai diễn biến khó lường cũng ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế, xã hội.

Đồng thời, Bộ trưởng đã tham mưu, kiến nghị các giải pháp trọng tâm để ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung tiếp tục tăng trưởng, hoàn thiện mục tiêu trong năm 2023.

Đầu tiên, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để rà soát, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và triển khai nhanh chóng.

Thứ hai là thực hiện quyết liệt, tổng thể và đồng bộ các chính sách, giải pháp về thuế, phí, tiền tệ, thương mại, đầu tư... đã ban hành để thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, các ngành, lĩnh vực, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu năm 2023.

Thứ ba là tận dụng các cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là hàng nông, lâm, thủy sản sang các thị trường lớn, tiềm năng, phát huy lợi thế cạnh tranh của từng nhóm hàng cụ thể tại từng thị trường xuất khẩu, các hiệp định, thỏa thuận thương mại đã ký kết, FTA với Israel.

Thứ tư là huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.

Bộ trưởng lưu ý “Cần bám sát tình hình, tiếp tục thực hiện linh hoạt, nhịp nhàng, đồng bộ các giải pháp, chính sách, cả ngắn hạn và dài hạn để tạo bứt phá ngay trong nội tại nền kinh tế, tận dụng cơ hội thị trường trong nước”.

Quang Lộc

Theo: Báo Công Thương