Việc ban hành Kế hoạch CCHC năm 2021 tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Bộ Tài chính trong việc chủ trì, tham mưu giúp Chính phủ triển khai thực hiện công tác cải cách tài chính công, hướng đến việc xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, giám sát tài chính.
Kế hoạch này cũng nhằm mục tiêu xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở của ngành Tài chính đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính; Thay đổi phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử ngành tài chính…
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Kế hoạch CCHC năm 2021 của Bộ Tài chính cũng nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể gắn với 7 nội dung: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy; Cải cách công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử; Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính.
Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ tại Kế hoạch CCHC năm 2021 của Bộ Tài chính, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính sẽ ban hành kế hoạch chi tiết để triển khai công tác cải cách hành chính có hiệu quả tại đơn vị.
PV
Theo Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ (link gốc)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|