Bổ nhiệm ông Lê Ngọc Sơn làm Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

(Banker.vn) Được biết, ông Lê Ngọc Sơn (1972) là thạc sỹ công nghệ mỏ, trước khi làm Phó Tổng Giám đốc PVN, ông từng là Trưởng ban Khai thác Dầu khí PVN, Tổng Giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc.

Mới đây, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã có Quyết định ngày 15/3 bổ nhiệm có thời hạn nhiệm kỳ 5 năm đối với ông Lê Ngọc Sơn hiện là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giữ chức vụ Thành viên Hội đồng Thành viên của PVN.

Theo tìm hiểu, ông Lê Ngọc Sơn sinh năm 1972, quê quán Thanh Hoá, là Thạc sĩ công nghệ mỏ. Năm 2016, ông giữ chức Bí thư Đảng uỷ, Tổng Giám đốc Phú Quốc POC, điều hành dự án khí Lô B (khâu thượng nguồn), dự án trọng điểm quốc gia trong chuỗi dự án Lô B - Ô Môn.

Từ năm 2021 đến nay, ông là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, được phân công phụ trách lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

Bổ nhiệm ông Lê Ngọc Sơn làm Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Ông Lê Ngọc Sơn được bổ nhiệm là Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Chủ tịch PVN muốn huy động hơn 250.000 tỷ đồng từ vốn tín dụng

Taị "Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô", ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đưa ra 3 đề xuất với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước:

Thứ nhất, PVN mong muốn nhà điều hành duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ổn định. Theo ông Hùng, cơ cấu tài sản và cơ cấu nợ của PVN toàn tập đoàn khoảng 240.000 tỷ đồng. Nếu tăng 1% lãi suất, chi phí vốn của PVN sẽ tăng lên khoảng 2.400 tỷ/năm. Chính vì vậy, việc cơ cấu lại vốn trong các dự án của PVN rất quan trọng, giúp tập đoàn giảm chi phí vốn bình quân, cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2025, PVN có kế hoạch huy động khoảng 250.300 tỷ đồng từ tín dụng cho đầu tư phát triển. Với độ nhạy của lãi suất lên chi phí sử dụng vốn như vậy thì PVN mong Chính phủ giữ môi trường lãi suất ổn định..

Thứ hai, PVN đề xuất các ngân hàng trong nước, nhất là 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước có thể mở rộng hạn mức tín dụng cho các dự án lớn, doanh nghiệp lớn.

“Các dự án của PVN có quy mô rất lớn nên giá trị khoản vay cũng lớn. Ví dụ dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn, quy mô vay khoảng 5 tỷ USD... Do đó, nếu Chính phủ có chính sách nâng hạn mức cho vay để các doanh nghiệp lớn, dự án lớn có thể sử dụng nguồn vốn trong nước thì rất tốt”, ông Hùng nói.

Thứ ba, PVN kiến nghị Ngân hàng Nhà nước ổn định tỷ giá. Hiện nay, dư nợ ngoại tệ của PVN là 38.000 tỷ đồng, tương đương 1,55 tỷ USD. Do đó, biến động và rủi ro tỷ giá cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

PVN cho rằng với chính sách tiền tệ hợp lý và tối ưu sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy các chỉ tiêu, bao gồm cả sản xuất kinh doanh và đầu tư, nhất là với các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính lớn từ thị trường tín dụng như Petro Việt Nam.

Tập đoàn PVN lãi gần 8.000 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm

Tại sự kiện Thường trực Chính phủ gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu, ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam, PVN) thông tin, trong hai tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 145.400 tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn nộp ngân sách toàn ước đạt 20.100 tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch và tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá trị thực hiện đầu tư toàn tập đoàn hai tháng đầu năm đạt 3.140 tỷ đồng, bằng 81% kế hoạch và tăng gần 59% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVN ước đạt trên 7.700 tỷ đồng, vượt 48% kế hoạch.

Qua 2 tháng đầu năm, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của tập đoàn đều hoàn thành vượt 5 - 30% kế hoạch, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023 như xăng dầu tăng 24%; sản xuất điện tăng 11%; khí LPG tăng 7%; sản xuất đạm tăng 2%; Polypropylen tăng 8,5% và phân NPK tăng 2,6 lần.

Theo mục tiêu năm 2024 công bố, PVN kỳ vọng đạt doanh thu 734.200 tỷ đồng, cao hơn 56.500 tỷ đồng so với kế hoạch năm ngoái, tương đương tăng 8%. Nộp ngân sách kỳ vọng đạt 94.000 tỷ đồng, tăng 20% so với mục tiêu năm 2023. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất phấn đấu đạt 22.000 tỷ đồng.

Trong năm nay, Tập đoàn PVN dự chi khoảng 2 tỷ USD cho công tác đầu tư, gấp 1,5 lần thực hiện năm ngoái. Trong đó, chuỗi dự án Lô B - Ô Môn là dự án được chú trọng, cần ưu tiên các công việc để đạt mốc Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) theo kế hoạch.

Theo thực tiễn triển khai kế hoạch đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN) đến năm 2025, trong giai đoạn 2021 - 2023, giá trị thực hiện giải ngân của tập đoàn năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2023 toàn tập đoàn đã thực hiện đầu tư trên 32.000 tỷ đồng, tăng trưởng 24,4% so với năm 2022 và là mức tăng trưởng về đầu tư lớn nhất trong giai đoạn gần đây.

Năm 2024, kế hoạch vốn đầu tư của toàn Tập đoàn đã được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã phê duyệt khoảng 49.200 tỷ đồng, cao hơn 57% so với giá trị thực hiện năm 2023.

Tổng Giám đốc PVN yêu cầu các bên chủ động trong triển khai các dự án trọng điểm Nhà nước về dầu khí, các dự án quan trọng của Tập đoàn. Ban chỉ đạo Chuỗi dự án Lô B - Ô Môn chỉ đạo, đôn đốc Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (Phú Quốc POC) và các đơn vị triển khai thực hiện Chuỗi dự án Lô B - Ô Môn, đặt lên hàng đầu các công việc để đạt mốc Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) theo kế hoạch.

Petrovietnam tổ chức Lễ đón nhận dòng khí đầu tiên Giai đoạn 2A, mỏ Sử Tử Trắng

Sáng ngày 18/6/2021, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức Lễ đón nhận khai thác dòng khí đầu tiên Giai đoạn 2A, ...

Đạm Phú Mỹ (DPM) chốt ngày chia cổ tức còn lại năm 2020 tỷ lệ 7% bằng tiền

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Đạm Phú Mỹ - Mã: DPM) vừa chốt ngày 6/7 tới đây là ...

Lợi nhuận PV GAS có thể đạt 2.800 tỷ đồng trong quý II nhờ giá dầu tăng cao

Theo SSI Research, giá dầu nhiên liệu tăng 79% là động lực tăng trưởng chính cho tăng trưởng lợi nhuận của Tổng Công ty Khí ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục