Hội nghị nhằm đẩy nhanh việc thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đồng thời triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong kế hoạch.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công Thương: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Văn phòng Bộ Công Thương, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Cục Hoá chất, Vụ Dầu khí và Than, Viện Năng lượng...
Bên cạnh đó, hội nghị có sự góp mặt của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, các đơn vị chức năng; lãnh đạo các Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các cơ quan truyền thông, báo chí.
Toàn cảnh Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. |
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, ngày 1/4/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Quy hoạch điện VIII có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển ngành điện nói riêng và ngành năng lượng nói chung trong tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn cung năng lượng hóa thạch ngày càng khan hiếm.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. |
Trên cơ sở chỉ đạo, định hướng và mục tiêu của Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương trong việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện Đề án Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Ông Tô Xuân Bảo, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo báo cáo tại Hội nghị |
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật, nhằm xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án đáp ứng mục tiêu quy hoạch đã được đề ra, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ, đảm bảo điện đi trước một bước; thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo đáp ứng phát triển bền vững và đòi hỏi, xu thế của toàn cầu; xác định các giải pháp thu hút đầu tư phát triển điện lực theo Quy hoạch điện VIII trong thời kỳ quy hoạch cũng như cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện…
Các cơ quan truyền thông báo chí tác nghiệp đưa tin về Hội nghị. |
Để triển khai thực hiện thành công Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương và các bộ, ngành Trung ương, các địa phương sẽ cùng phối hợp nghiên cứu bổ sung và ban hành các cơ chế chính sách liên quan đảm bảo tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và thông lệ quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Xây dựng các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng mới, năng lượng tái tạo nhằm phát triển công nghệ sản xuất, nội địa hóa thiết bị của ngành. Đồng thời, tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong kế hoạch.
Đa dạng hóa nguồn điện để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia Chia sẻ với Báo Công Thương, TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định: Việc Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) là rất quan trọng, phản ánh nhu cầu, khả năng cung cấp điện và các kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống điện Việt Nam trong khoảng thời gian đến năm 2030. Trên cơ sở đó, đây còn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tăng trưởng và phát triển của hệ thống mạng lưới cung cấp, sản xuất hoạt động của lưới điện. TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Quy hoạch điện VIII là một trong những định hướng chung có ý nghĩa rất quan trọng cho việc bảo đảm năng lượng điện cho nền kinh tế phát triển. Nếu không có điện không thể phát triển, muốn hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thu hút đầu tư nước ngoài... thì đòi hỏi phải có lượng điện ổn định, thường xuyên, liên tục. "Để hoàn thành mục tiêu, từng bộ, ngành, từng địa phương phải có chuẩn bị chi tiết theo kế hoạch đề ra để thực hiện” , TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết. Đánh giá về việc Phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, TS. Ngô Tuấn Kiệt, Viện trưởng Viện Khoa học năng lượng cho rằng: Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được phê duyệt sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trong giai đoạn từ nay đến 2030 để kịp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. |
Nhóm PV
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|