Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AANZFTA

(Banker.vn) Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân (AANZFTA).
Hiệp định RCEP: Các điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hoá Hội nghị quy tắc xuất xứ trong AKFTA: Thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ trong AKFTA

Theo Cục Xuất nhập khẩuBộ Công Thương, ngày 05 tháng 01 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP về việc ký Nghị định thư thứ hai sửa đổi Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc-Niu Di-lân (AANZFTA). Ngày 25 tháng 01 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ ký Nghị định thư thứ hai theo hình thức luân phiên.

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AANZFTA
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân (AANZFTA)

Để thực thi cam kết của Việt Nam về xuất xứ hàng hoá trong khuôn khổ Nghị định thư thứ hai, Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, xây dựng Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc-Niu Di-lân.

Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc-Niu Di-lân; Thông tư số 07/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT và Thông tư số 02/2024/TT-BCT ngày 15 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT.

Dự thảo Thông tư nêu rõ, Thông tư được áp dụng đối với: Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); Thương nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Theo Dự thảo Thông tư, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng một trong các quy định sau: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên như được nêu tại Điều 6 của Thông tư này; Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên, nhưng đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 7 của Thông tư này; Được sản xuất tại lãnh thổ của một nước thành viên từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên khác, và hàng hoá đó đáp ứng các quy định khác của Thông tư này.

Hàng hóa đáp ứng các yêu cầu xuất xứ quy định tại khoản 1 của Điều này sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang một nước thành viên và sau đó tái xuất khẩu sang một nước thành viên khác.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này, hàng hóa sau được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng bao gồm quả, hoa, rau, cây, rong biển, nấm và và các loại thực vật sống được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại một nước thành viên; Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại một nước thành viên; Các sản phẩm thu được từ động vật sống tại một nước thành viên; Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, cày cấy, nuôi trồng thủy hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại một nước thành viên; Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển một nước thành viên; Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển cả, phù hợp với luật quốc tế, bằng tàu được đăng ký hoặc có ghi hồ sơ tại một nước thành viên và treo cờ của nước thành viên đó…

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Phòng Xuất xứ hàng hóa; địa chỉ: số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: (024) 2220 2468, email: [email protected].

Xem toàn văn dự thảo thông tư tại đây.

Bảo Ngọc

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục