Bộ ba ứng dụng nào được dùng nhiều nhất khu vực Đông Nam Á?

(Banker.vn) Theo kết quả một cuộc khảo sát, riêng tại Việt Nam, Grab là siêu ứng dụng được sử dụng nhiều nhất, kế đến chính là hai ứng dụng thương mại điện tử Shopee và Lazada.

Làm rõ nội dung thu thuế bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử trở thành xu hướng tất yếu

Thế Giới Di Động bất ngờ quay lại mảng thương mại điện tử

Grab được coi là "Siêu ứng dụng tốt nhất" trên khắp Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam với tổng điểm chỉ số trung bình là 63, theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Ipsos với 3.500 người dùng trong khắp khu vực Đông Nam Á.

Điểm số của Grab cao nhất ở Singapore và Việt Nam, tiếp theo là Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan.

Trong khi đó, Shopee đứng ở vị trí thứ hai, với tổng điểm chỉ số trung bình là 52. Theo sau Shopee là Lazada (42), Gojek (22), Tokopedia (14), Traveloka (12), AirAsia (10), BliBli, BukaLapak và JDID (10), GCash (8), Touch n Go eWallet (7), Lineman (6), Be (5) và Zig (3).

2031-tmdt
Ảnh minh họa

Ipsos xác định rằng một siêu ứng dụng phải là một ứng dụng cung cấp nhiều hơn ba dịch vụ kỹ thuật số, chẳng hạn như đặt xe công nghệ, thương mại điện tử, thanh toán, giao đồ ăn, mua sắm hàng tạp hóa và các dịch vụ khác.

Trái lại, các ứng dụng dựa trên những nền tảng mạng xã hội không được đưa vào cuộc khảo sát này, theo Marketing-interactive.

Có 4 chỉ số nghiên cứu đã được tính đến khi hoàn thiện bảng xếp hạng, đầu tiên là trải nghiệm người dùng. Theo Ipsos, chỉ số trải nghiệm người dùng xét đến trải nghiệm người dùng và khả năng sử dụng của một ứng dụng. Tổng điểm của chỉ số này được xác định thông qua sự kết hợp của các thuộc tính bao gồm dễ khám phá, độ tin cậy, dễ truy cập và tính bảo mật.

Xét trên các yếu tố này, Ipsos cho biết Grab đã đi trước các siêu ứng dụng khác. Ở vị trí thứ hai là Shopee, tiếp theo là Lazada và Gojek.

Chỉ số tương tác cho biết siêu ứng dụng nào được sử dụng nhiều nhất, và điểm số được tính dựa trên các thước đo như thương hiệu được sử dụng thường xuyên nhất cũng như sự hài lòng của người dùng và chất lượng dịch vụ. Ở khía cạnh này, Shopee được xếp đầu tiên, tiếp theo là Grab, sau đó là Lazada.

Trong khi đó, chỉ số nhận diện thương hiệu xác định siêu ứng dụng nào được người dùng ứng dụng biết đến một cách rộng rãi hơn. Theo Ipsos, chỉ số này được đo lường dựa trên hai thuộc tính - khả năng ghi nhớ hàng đầu và nhận thức tổng thể hoặc siêu ứng dụng nào dễ nhận biết nhất đối với người dùng.

Về mức độ hữu ích, Ipsos đo lường ba thuộc tính: Tần suất sử dụng trong một tháng, số lượng dịch vụ kỹ thuật số được sử dụng trong một tháng và xếp hạng danh nghĩa của các giao dịch của người dùng trên một siêu ứng dụng. Về điều này, Shopee đứng đầu, tiếp theo là Grab và sau đó là Lazada.

Do tính linh hoạt về cách định nghĩa “siêu ứng dụng”, Soeprapto Tan, Giám đốc điều hành Ipsos ở Indonesia cho biết công ty đã phải thiết kế một bộ tiêu chí để xác định thế nào là "siêu ứng dụng".

"Định nghĩa chung cho phép chúng tôi đưa ra danh sách rút gọn các ứng cử viên cho danh hiệu siêu ứng dụng ở mỗi quốc gia, sau đó chúng tôi đánh giá dựa trên xếp hạng của người dùng, những gì chúng tôi coi là bốn khía cạnh cốt lõi của một siêu ứng dụng, bao gồm trải nghiệm người dùng, mức độ tương tác, nhận diện thương hiệu và tính hữu ích”, ông giải thích.

3.500 người tham gia khảo sát đến từ nhiều quốc gia khác nhau ở Đông Nam Á, xuất thân từ nhiều tầng lớp, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… qua đó tạo ra một kết quả mang tính chân thực nhất.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục