BNPL được dự đoán là phương thức thanh toán trực tuyến phát triển nhanh nhất Singapore vào năm 2025

(Banker.vn) (thitruongtaichinhtiente.vn) - Ở Singapore, các phương thức thanh toán thay thế tiền mặt bao gồm mua ngay trả sau (BNPL) và ví kỹ thuật số đang ngày càng phổ biến. Đến năm 2025, nhà cung cấp phần mềm fintech FIS dự kiến các phương thức thanh toán này sẽ chiếm một nửa các khoản thanh toán trực tuyến, trong đó BNPL được dự báo là lựa chọn phát triển nhanh nhất.

Theo số liệu được chia sẻ trong Báo cáo Thanh toán Toàn cầu năm 2022 của Worldpay từ chương trình FIS, từ năm 2021 đến năm 2025, các thỏa thuận BNPL dự kiến ​​sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 40% và tăng gấp đôi tỷ trọng giá trị giao dịch thương mại điện tử, từ 4% lên 8%.

Tại Singapore, các thỏa thuận BNPL đã nổi lên như một giải pháp thay thế phổ biến cho thẻ tín dụng đối với người tiêu dùng và là một phương thức thanh toán hấp dẫn cho người bán, hứa hẹn tỷ lệ chuyển đổi và được lựa chọn trong giỏ hàng cao hơn.

Một nghiên cứu năm 2021 của công ty phân tích và dữ liệu người tiêu dùng Milieu Insight chỉ ra rằng, khoảng 19% dân số Singapore trên 16 tuổi đã thử sử dụng các dịch vụ BNPL có hỗ trợ công nghệ.

Các công ty khởi nghiệp Atome, Hoolah và Grab PayLater là minh chứng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của BNPL kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19.

Hoolah đã được mua lại vào tháng 11/2021 bởi nền tảng hoàn tiền ShopBack sau khi trải qua mức tăng trưởng hơn 1.500% về giao dịch, tăng hơn 800% về giá trị bán hàng và hơn 400% tăng trưởng số người bán và người tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch.

Vào tháng 9/2021, CEO David Chen cho biết, Rival Atome chỉ mới xuất hiện được hai ba năm, đã có hơn 20 triệu khách hàng đăng ký và giải ngân 1,35 tỷ đô la Singapore (1 tỷ đô la Mỹ) trên 15 triệu giao dịch,

Lãnh đạo của ứng dụng gọi xe (ride-hailing) Grab chia sẻ rằng, tổng khối lượng thanh toán cho BNPL đã tăng gấp 5 lần từ quý 4/2020 đến quý 4/2021. Grab hiện cung cấp các thỏa thuận BNPL cho thị trường Malaysia và Singapore song cũng đang lên kế hoạch tung ra dịch vụ tại các thị trường khác vào năm 2022.

Tiềm năng phát triển ​​của các thỏa thuận BNPL cũng sẽ được quan sát trên quy mô toàn cầu. Đến năm 2025, FIS dự đoán BNPL sẽ chiếm 5,3% giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, từ mức chỉ 2,9% vào năm 2021. Đây sẽ là một phần của xu hướng toàn cầu trong đó các ưu tiên thanh toán thương mại điện tử sẽ dần thay thế tiền mặt và thẻ tín dụng, hướng tới lựa chọn thanh toán bằng ví kỹ thuật số và BNPL.

Tại Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), BNPL chỉ chiếm 0,6% giá trị giao dịch thương mại điện tử vào năm 2021, cho thấy mức độ thâm nhập vẫn còn rất thấp so với các khu vực khác. Nhìn sâu vào các thị trường trọng điểm cho thấy rằng khu vực này khá không đồng nhất với việc áp dụng thay đổi từ địa điểm này sang địa điểm khác.

Úc, New Zealand, Malaysia và Singapore được cho là có tỷ lệ thâm nhập BNPL cao nhất vào năm 2021, dao động từ 4% (tại Malaysia và Singapore) đến 11% (tại Úc).

Ở Ấn Độ, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Philippines, tỷ lệ thâm nhập tương đối thấp, dao động từ 1% đến 3%. Trong khi đó, không có số liệu nào được cung cấp cho Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, ngụ ý rằng BNPL vẫn là một khu vực kém phát triển ở các thị trường này.

APAC dẫn đầu trong sử dụng ví kỹ thuật số

Vào năm 2021, APAC tiếp tục dẫn đầu về việc sử dụng ví kỹ thuật số. Năm ngoái, ví kỹ thuật số chiếm 69% giá trị giao dịch thương mại điện tử trong khu vực, một con số dự kiến ​​sẽ tăng lên hơn 72% giá trị giao dịch vào năm 2025.

Các phương thức thanh toán thương mại điện tử của APAC. Nguồn: Báo cáo Thanh toán Toàn cầu năm 2022 của Worldpay từ FIS

Con số này khiến APAC trở thành nhà cung cấp ví kỹ thuật số lớn nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử, vượt qua Bắc Mỹ - nơi thị phần ví kỹ thuật số đứng ở mức 29% vào năm 2021, châu Âu (27%), Mỹ Latinh (19%) và Trung Đông và Châu Phi (17%).

Tại Trung Quốc, Alipay và WeChat tiếp tục dẫn đầu với vị thế bất bại, chiếm gần 83% giá trị giao dịch thương mại điện tử năm 2021. Ví kỹ thuật số cũng là phương thức thanh toán thương mại điện tử hàng đầu ở Ấn Độ (45,4%), Indonesia (38,8%), Philippines (30,5%) và Việt Nam (25%) với các thương hiệu phổ biến như GCash, GrabPay, LINE Pay, OVO, Paytm và MoMo.

Chuyển khoản ngân hàng chiếm 4,7% giá trị giao dịch thương mại điện tử trong khu vực vào năm 2021 và vẫn là phương thức thanh toán thương mại điện tử hàng đầu của người tiêu dùng ở Malaysia (29,8% thị phần năm 2021) và Thái Lan (36,6%).

Thẻ tín dụng/thẻ thanh toán tiêu dùng là lựa chọn thanh toán thương mại điện tử được ưa chuộng ở Nhật Bản (58%), Hàn Quốc (56%), Đài Loan (45%), Hồng Kông (43%), Singapore (42%) và Úc (33%) .

Theo:
    Bài cùng chuyên mục