Big 4 ngân hàng đầu tư kinh doanh, bảo toàn vốn Nhà nước ra sao?

(Banker.vn) Theo báo cáo Chính phủ đề cập đến kết quả triển khai đầu tư vốn và thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng. Trong năm 2022, tổng giá trị đầu tư ngoài ngành của 4 ngân hàng Nhà nước chi phối vốn đạt trên 21.926 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước "lên tiếng" về kiến nghị hạ chuẩn cho vay

Chứng khoán HD mua bất thành 3 triệu cổ phiếu HDB

Ngân hàng xử lý hơn 128 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong 7 tháng đầu năm 2023

Chính phủ vừa có Báo cáo số 482 /BC-CP gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó nêu rõ về tình hình tài chính và hoạt động của khối ngân hàng thương mại nhà nước trong năm 2022. Các "ông lớn" ngân hàng được nêu trong báo cáo gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Theo báo cáo của các ngân hàng tại thời điểm 31/12/2022 nêu rõ, năm 2022, ngành ngân hàng nói chung và khối ngân hành thương mại Nhà nước tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước sau khi nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi qua thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Tổng nguồn vốn của 4 ngân hàng đạt hơn 7,6 triệu tỷ đồng

Đến cuối năm 2022, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (tổng nguồn vốn) của khối ngân hàng thương mại Nhà nước đạt 7.617.693 tỷ đồng, tăng 1.213.411 tỷ đồng (19%) so với cuối năm 2021, cơ cấu nguồn vốn huy động vẫn chiếm tỷ trọng lớn bởi lượng tiền gửi khách hàng, các hoạt động huy động khác cũng tăng mạnh trong năm như qua thị trường liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá. Đồng thời, các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là 330.754 tỷ đồng, tăng 261.235 tỷ đồng (376%) so cuối năm 2021.

Big 4 ngân hàng đầu tư kinh doanh, bảo toàn vốn Nhà nước ra sao?

Trong báo cáo, nợ xấu năm 2022 của 4 ngân hàng là 78.240 tỷ đồng, tăng 14.753 tỷ đồng so với năm 2021 tương ứng với tỷ lệ tăng 23,24%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2022 là 1,33% (tăng 11% so với năm 2021).

Theo đánh giá, khối ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục chú trọng thực hiện quyết liệt các biện pháp để nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng một cách thực chất. Hoạt động thu hồi nợ xấu và các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro tiếp tục được đẩy mạnh và đạt được kết quả tốt. Điều này được thể hiện bằng việc đến cuối năm 2022, tổng số dư các khoản nợ được cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 09/2014/TTNHNN và Quyết định số 780/QĐ-NHNN của khối ngân hàng thương mại Nhà nước là 2.831 tỷ đồng, giảm 1.204 tỷ đồng so với năm 2021 (tương đương 29,84%), trong đó các ngân hàng giảm dần số dư các khoản nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ (Vietcombank chỉ còn 68 tỷ đồng dư nợ; BIDV không còn dư nợ).

Đối với tỷ lệ nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 03/2021/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN) đến cuối năm 2022 là 69.934 tỷ đồng, giảm 185.666 tỷ đồng (-73%) so với năm 2021.

Chính phủ cũng cho rằng, trong năm 2022, các Ngân hàng thương mại Nhà nước đạt kết quả khá tích cực trong xử lý nợ xấu khi triển khai quyết liệt phương án xử lý nợ xấu, thường xuyên rà soát, cập nhật, đánh giá tính khả thi của phương án xử lý nợ xấu. Cụ thể: tổng số nợ xấu của các ngân hàng thương mại Nhà nước được xử lý trong năm 2022 thông qua các hình thức: Khách hàng trả nợ, bán phát mại tài sản; trích lập dự phòng đạt 119.888 tỷ đồng, tăng 60.381 tỷ đồng (101%) so cuối năm 2021; trong đó, sử dụng dự phòng rủi ro 62.599 tỷ đồng, tăng 23.686 tỷ đồng (61%) so cuối năm 2021.

4 “ông lớn” ngân hàng đạt tổng doanh thu là 538.372 tỷ đồng

Về kết quả hoạt động kinh doanh, tổng doanh thu của 4 ngân hàng đạt 538.372 tỷ đồng, tăng 95.835 tỷ đồng (22%) so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế của 4 ngân hàng đạt 101.648 tỷ đồng, tăng 31.118 tỷ đồng (44%) so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế: đạt 81.510 tỷ đồng, tăng 24.875 tỷ đồng (44%) so với cùng kỳ năm 2021.

Về hiệu quả sử dụng vốn của 4 ngân hàng, qua thống kê cho thấy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) hợp nhất thời điểm cuối năm 2022: đạt 18,74%, tăng 3,24% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA) hợp nhất thời điểm cuối năm 2022: đạt 1,07%, tăng 0,19% so với cùng kỳ năm 2021.

Đến cuối năm 2022, các ngân hàng thương mại nhà nước đã nộp vào ngân sách nhà nước là 22.516,4 tỷ đồng, trong đó: Vietinbank: 6.520 tỷ đồng; BIDV: 4.891 tỷ đồng; Vietcombank: 6.046.3 tỷ đồng và Agribank: 13.062,27 tỷ đồng. Vốn đầu tư Nhà nước tại 4 ngân hàng tiếp tục được bảo toàn và sinh lời. Vốn chủ sở hữu đạt 435.002 tỷ đồng, tăng 69.725 tỷ đồng (19%) so với cuối năm 2021, trong đó vốn điều lệ đạt 180.415 tỷ đồng, tăng 10.355 tỷ đồng (6%) so cuối năm 2021.

Các khoản nợ phải thu (ngoài các khoản phải thu từ hoạt động tín dụng) của 4 ngân hàng là 131.170 tỷ đồng, tăng 60.195 tỷ đồng so với năm 2021, trong đó: Vietinbank có các khoản nợ phải thu là 65.993 tỷ đồng, tăng 31.760 tỷ đồng so với cuối năm 2021 (tăng chủ yếu các khoản phải thu bên ngoài); BIDV có các khoản phải thu là 22.768 tỷ đồng, tăng 14.912 tỷ đồng so với năm 2021; Vietcombank có các khoản nợ phải thu là 32.438 tỷ đồng, tăng 11.320 tỷ đồng (53,6%) so với năm 2021; Agribank có các khoản nợ phải thu là 9.971 tỷ đồng, tăng 2.203 tỷ đồng so cuối năm 2021.

Các khoản nợ phải trả là 208.925 tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại Nhà nước luôn đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, không phát sinh nợ quá hạn.

Theo báo cáo, kết quả triển khai đầu tư vốn và thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng như sau: Vietinbank tổng số dư đầu tư góp vốn, mua cổ phần tại các công ty con, công ty liên kết, đơn vị nhận vốn khác đạt 4.844 tỷ đồng. Đầu tư vốn ra nước ngoài là 50 triệu USD, thoái vốn đầu tư ngoài ngành với nhiều dự án.

Với BIDV, tổng giá trị các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh và đầu tư tài chính là 8.132 tỷ đồng, với cổ tức nhận về từ công ty con là 158 tỷ đồng; công ty liên kết là 110 tỷ đồng và đầu tư tài chính là 35 tỷ đồng.

BIDV hiện có 3 dự án đầu tư tại nước ngoài. “Giới hạn các chỉ tiêu an toàn của BIDV đảm bảo theo quy định của ngân hàng Nhà nước, còn duy nhất chỉ tiêu “giới hạn góp vốn mua cổ phần vào 1 doanh nghiệp” vượt 11%”, Chính phủ nhân xét về việc tuân thủ các quy định của pháp luật với việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

Với Vietcombank, tổng giá trị đầu tư là 6.681,19 tỷ đồng, kết quả kinh doanh đều ổn định với thu nhập từ đầu tư là 580 tỷ đồng và từ cổ tức là 346,79 tỷ đồng, thoái vốn là 69 tỷ đồng.

Vietcombank đầu tư vào 10 công ty con, công ty liên kết (7 công ty hoạt động ở trong nước và 3 công ty hoạt động tại nước ngoài). Theo báo cáo, “kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty đều ổn định”. Còn với Agribank, tổng vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác đạt 2.268,2 tỷ đồng, giảm 118 tỷ đồng so cuối năm 2021. Trong năm 2022, các công ty của Agribank đều kinh doanh có lãi.

Ngân hàng BIDV tiếp tục rao bán đấu giá tài sản gần 170 tỷ của Thủy sản Hùng Vương Bến Tre

Sau hơn nửa tháng đấu giá bất thành, Ngân hàng BIDV Hóc Môn tiếp tục thông báo bán đấu giá tài sản của Công ty ...

Ngân hàng "phát tín hiệu" tiếp tục giảm lãi suất trong những tháng cuối năm 2023?

Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng khó đạt được mục tiêu đã đề ra hồi đầu năm, lãi suất nhiều khả năng vẫn sẽ ...

NHNN tìm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại ngân hàng SCB

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tìm kiếm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB để trình Chính phủ xem xét, quyết định ...

Y Vân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán