Số hóa dịch vụ tài chính, MSB quản trị rủi ro như thế nào? MSB giảm đến 3%/năm lãi suất cho vay nhân dịp cuối năm |
Theo đó, trong năm 2022, biên lãi ròng (NIM) của MSB tăng trưởng đạt 4,5%. Kết quả kinh doanh 2022 vừa công bố cũng cho thấy, MSB ưu tiên củng cố các chỉ tiêu an toàn khi hệ số CAR nâng lên 12,33%, tỉ lệ nợ xấu (NPL của ngân hàng) theo thông tư 11/NHNN đạt 1,21%.
Biên lãi ròng (NIM) của MSB tăng trưởng tốt trong năm 2022 |
Biên lãi ròng (NIM) trên là kết quả của chiến lược tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh mảng khách hàng cá nhân, ứng dụng số hóa cho các sản phẩm mới, phù hợp thị trường kết hợp với hiệu quả điều phối nguồn vốn huy động chất lượng. Trong năm 2022, MSB luôn đảm bảo tốt tính thanh khoản đồng thời ổn định lãi suất trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.
Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của MSB đạt hơn 213.000 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 5% so với năm trước. Trong đó, cho vay khách hàng đạt hơn 119.000 tỉ đồng, tăng trưởng hơn 19% so với 2021. Bên cạnh đó, tiền gửi huy động từ khách hàng ghi nhận trên 117.000 tỉ đồng, tăng khoảng 24% so với 2021, dựa trên cơ chế huy động tiền gửi linh hoạt, hiệu quả kết hợp với các sản phẩm đa dạng với mức lãi suất phù hợp các đợt biến động của thị trường.
Với chiến lược kinh doanh đa dạng hóa nguồn doanh thu, tổng thu nhập thuần của ngân hàng tại 31/12/2022 đạt gần 10.700 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần đạt hơn 8.300 tỷ đồng, tăng 34% so với năm trước và vẫn giữ vị trí là động lực tăng trưởng chính. Đặc biệt, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối chiếm trên 1.000 tỷ đồng, gấp hơn 2,6 lần so với cả năm 2021. Nếu loại bỏ khoản doanh thu khác trong năm 2021 từ ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền với Prudential, năm 2022 vừa qua, MSB vẫn giữ mức tăng trưởng khá ấn tượng từ hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng cốt lõi.
Kết thúc năm tài chính, lợi nhuận trước thuế của MSB đạt hơn 5.787 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 14% so với năm 2021 và đạt hơn 85% kế hoạch. Đại diện MSB cho biết: “Mặc dù thu nhập lãi thuần hợp nhất tăng, song lợi nhuận tổng thể có xu hướng đi ngang do mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng được điều chỉnh phù hợp với diễn biến thị trường, ở mức 16,35%, thấp hơn mức kỳ vọng tại thời điểm đưa ra kế hoạch tăng trưởng với cổ đông. Bên cạnh đó, cùng với diễn biến của lãi suất huy động và những khó khăn của thị trường trong nước cũng như quốc tế, hoạt động ngân hàng năm 2022 tập trung vào ổn định kinh doanh, tính thanh khoản và đảm bảo hỗ trợ được khách hàng tốt nhất”.
Song song với tăng trưởng tín dụng, an toàn hoạt động tiếp tục được duy trì và củng cố, tuân thủ chặt chẽ các quy định từ Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, tỷ lệ dư nợ trên huy động (LDR riêng lẻ) đạt mức 68,77% (so với giới hạn 85%) và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của mảng ngân hàng được kiểm soát ở mức 23,57% (so với yêu cầu 37%). Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất theo thông tư 41 đạt 12,33%. Tỷ lệ nợ xấu (NPL của mảng ngân hàng) theo thông tư 11/NHNN đang ở mức 1,21%, dư nợ tái cơ cấu chỉ còn khoảng 1.400 tỷ đồng.
Hiện ngân hàng đang từng bước hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro môi trường xã hội (Environmental and Social Management System – ESMS) không chỉ cho hoạt động cấp tín dụng mà còn với những dịch vụ có chọn lọc khác nhằm đáp ứng nhanh, cập nhật các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; đồng thời ngân hàng cũng thiết lập lộ trình, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp để giảm dần tỷ trọng và tiến tới loại khỏi danh mục tín dụng các lĩnh vực phát thải carbon cao, tập trung cung cấp tài chính cho các lĩnh vực hay doanh nghiệp ít phát thải.
Duy Minh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|