BIDV tự ý siết nợ 270 tỷ đồng từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, cơ quan pháp luật có vào cuộc?

(Banker.vn) Để thu hồi được nợ của Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà, Ngân hàng BIDV - chi nhánh Long Biên đã tự động cấn trừ 270 tỷ đồng từ tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu mà không được sự đồng ý của công ty này.

Ngày 5/6, Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà đã có công văn về việc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Long Biên đã trích thu nợ tự động của công ty này số tiền lên tới gần 270 tỷ đồng từ tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu mà không được sự đồng ý của công ty này. Công ty này khẳng định việc làm trên của BIDV là không đúng quy định.

Điều đáng nói, Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của dân, được thu thông qua giá bán mỗi lít xăng dầu, chỉ để phục vụ mục tiêu bình ổn giá khi giá xăng dầu thế giới tăng cao đẩy giá vốn trong nước tăng cao.

Tại khoản 26, Điều 1 Nghị định 95 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83) về kinh doanh xăng dầu đã nêu rõ: Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước; Toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá bán xăng dầu trong nước.

Do đó, đến ngày 31/8, sau khi nhận được phản ánh từ Vận tải Thủy bộ Hải Hà, Bộ Tài chính đã gửi công văn cho Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long Biên đề nghị nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 của Chính phủ.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã gửi văn bản sang Ngân hàng Nhà nước để cơ quan này có biện pháp lưu ý đến các ngân hàng. Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nơi có thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đăng ký mở tài khoản Quỹ Bình ổn giá xăng dầu thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 95.

BIDV tự ý siết nợ 270 tỷ đồng từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, cơ quan pháp luật có vào cuộc?
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Cơ quan luật pháp có vào cuộc?

Được biết, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là loại quỹ được thành lập trên cơ sở trích từ giá mua xăng dầu của tổ chức, cá nhân sử dụng xăng dầu phục vụ cho mục tiêu bình ổn giá. Quỹ Bình ổn giá không nằm trong cân đối ngân sách Nhà nước nhưng nó là một loại quỹ tài chính quốc gia do Nhà nước quản lý, điều hành đặt tại doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giao cho doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng thương mại. Do đó, việc sử dụng Quỹ bình ổn giá chỉ thực hiện khi có sự đồng ý của Bộ Công thương, Bộ Tài chính.

Chính vì vậy, ngoài liên Bộ Công thương - Tài chính, không ai có đủ thẩm quyền quyết định trích lập, sử dụng quỹ này. Ngoài ra, cả hai bộ này cũng như doanh nghiệp xăng dầu cũng không được phép sử dụng quỹ này vào mục đích khác ngoài mục đích bình ổn giá xăng dầu theo quy định.

Trên thực tế, nếu doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có Quỹ bình ổn giá âm mà cần phải vay ngân hàng để chi bình ổn giá theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 6, Thông tư 103/2021 ngày 18/11/2021 của Bộ Tài chính đã nêu rõ: Phần vay đó sẽ được hoàn trả khi Quỹ bình ổn giá có số dương…

Chính vì vậy, nhiều khả năng nếu vụ việc chưa được xử lý, Bộ Tài chính, Bộ Công thương và cơ quan quản lý Nhà nước về Quỹ sẽ cần phải chuyển hồ sơ để cơ quan pháp luật vào cuộc làm rõ đúng, sai của sư việc. Từ đó sẽ đảm bảo Quỹ này được vận hành đúng quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước liên tiếp hút ròng 90.000 tỷ qua kênh tín phiếu, bao giờ dừng lại?

Gần đây, thị trường tài chính Việt Nam ghi nhận tâm điểm đáng chú ý là việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quay lại phát ...

Ngân hàng OCB huy động 1.200 tỷ đồng từ trái phiếu

Ngày 29/9, Sở giao dịch chứng khoán TP.Hà Nội (HNX) đã công bố kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng TMCP Phương Đông ...

"Số phận" các ngân hàng thương mại yếu kém thuộc diện phải tái cơ cấu

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc xử lý các ngân hàng yếu kém thời gian qua ...

Khánh Linh (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục