Giá trị của khoản nợ tạm tính đến ngày 5/9/2022 là hơn 79,3 tỷ đồng và hơn 384.048 USD; trong đó, dư nợ gốc là hơn 32,3 tỷ đồng và 169.319 USD, còn lại là nợ lãi và phí phạt. Tổng giá trị khoản nợ quy đổi theo tỷ giá 23.227 VND/USD là gần 88,3 tỷ đồng.
Dư nợ xấu của BIDV tăng hơn 30% lên 17.622 tỷ đồng, |
Đáng chú ý, đây là lần thứ 10 BIDV rao bán khoản nợ này. Ngân hàng cũng đã phải hạ giá khởi điểm xuống gần 36 tỷ đồng, thấp hơn một nửa so với mức giá 79,4 tỷ đồng được đưa ra vào tháng 10/2022.
Tài sản đảm bảo của khoản nợ trên là 33.000 cổ phần Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đức Vượng thuộc sở hữu của 4 cổ đông cá nhân. Ngoài ra còn có quyền sử dụng 12.457 m2 đất và công trình trên đất tại Lô A3-KCV Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình và toàn bộ dây chuyền máy móc thuộc Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy kéo sợi OE (bao gồm cả phần đầu tư mở rộng tăng thêm theo Bản tổng hợp quyết toán tăng thêm được duyệt vào ngày 28/2/2008).
Theo thông tin từ Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đức Vượng được thành lập vào tháng 4/2005, có trụ sở chính tại Lô A3, Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực may trang phục. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này là cá nhân Nguyễn Công Nghị.
Về kết quả kinh doanh, ngân hàng BIDV vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với lợi nhuận tăng trưởng đột biến, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, trong quý IV/2022, lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 5.381 tỷ đồng, tăng hơn 91% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng 88,7% đạt gần 4.262 tỷ đồng.
Theo giải trình của ngân hàng, tăng trưởng lợi nhuận quý IV đến từ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, hoạt động từ kinh doanh ngoại hối và cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro do chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt.
Luỹ kế cả năm 2022, BIDV lãi trước thuế 23.057 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 70,2% so với năm trước. Lãi sau thuế đạt hơn 18.453 tỷ đồng.
Có thể nhận thấy mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của BIDV chỉ tăng hơn 9% so với năm trước nhưng nhờ cắt giảm 18,6% (tương đương gần 5.500 tỷ đồng)chi phí dự phòng rủi ro nên lợi nhuận trước thuế mới có được tăng trưởng cao.
Trong năm 2022, cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng của BIDV tăng trưởng khiêm tốn lần lượt 12,4% và 6,8% đạt hơn 1,52 triệu tỷ đồng và 1,47 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tổng tài sản của ngân hàng tăng mạnh hơn 20% vượt mốc 2 triệu tỷ đồng và là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống tính đến thời điểm hiện tại.
Số dư nợ xấu của ngân hàng tăng hơn 30% lên 17.622 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nhích nhẹ từ 1% cuối năm 2021 lên 1,16%. Ngân hàng cũng đã tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng lên 38.198 tỷ đồng, tăng 31,2% so với năm trước.
Đan Chi
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|