Cụ thể, ngày 23/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.419 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021 đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông BIDV 2023.
Theo đó, BIDV có trách nhiệm trình NHNN hồ sơ đề nghị sửa đổi mức vốn điều lệ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Văn bản này có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.
Theo kế hoạch, BIDV sẽ phát hành thêm tối đa 642 triệu cổ phiếu, tương đương với giá trị phát hành theo mệnh giá là 6.419 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành dự kiến bằng 12,69% số cổ phiếu đang lưu hành. Nếu phát hành thành công toàn bộ số cổ phiếu trên, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng từ 50.585 tỷ đồng lên 57.006 tỷ đồng, trở thành thành viên Big4 có vốn điều lệ cao nhất và đứng thứ hai toàn hệ thống, chỉ sau VPBank.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID). |
Trước đó tại ĐHĐCĐ 2023, BIDV đã đặt mục tiêu nâng vốn điều lệ lên 61.557 tỷ đồng, tương đương mức tăng 21,7% so với cuối năm trước.
Ngân hàng dự kiến sẽ phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu, bao gồm 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 và 455 triệu cổ phiếu thông qua hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.
Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2023, BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 13.862 tỷ đồng, tăng 26% so với nửa đầu năm 2022.
Trong quý II, Ngân hàng chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Cụ thể, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của BIDV ghi nhận đạt 11.135 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Đồng thời, chi phí hoạt động ghi nhận 6.370 tỷ đồng, tăng gần 23% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, BIDV ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 5%, xuống còn hơn 23.581 tỷ đồng. Việc sụt giảm lợi nhuận là do một số mảng kinh doanh ghi nhận tăng trưởng thấp hoặc giảm mạnh so với cùng kỳ khiến tổng thu nhập hoạt động của BIDV chỉ tăng 1,2% nhưng chi phí hoạt động lại tăng 17,7%.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng nhẹ 1,1%, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư giảm 56% mang về gần 29 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ mảng dịch vụ và ngoại hối ghi nhận tăng trưởng 14,8% và 20,5%, lần lượt mang về 3.189 tỷ đồng và 1.457 tỷ đồng. Riêng mảng mua bán chứng khoán kinh doanh ghi nhận lãi gần 180 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 67,8 tỷ đồng.
Đáng chú ý, BIDV chỉ trích 9.719 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 30% so với 6 tháng đầu năm 2022, do đó Ngân hàng lãi trước thuế hơn 13.863 tỷ đồng, tăng 26% so với nửa đầu năm 2022.
Tính đến cuối quý II, tổng tài sản của BIDV tăng nhẹ 0,2% lên 2,124 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt giảm 16% xuống còn 11.488 tỷ đồng, tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 57% xuống còn 47.636 tỷ đồng, tiền gửi tại TCTD khác giảm 8% xuống còn 186,326 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng 7% lên gần 1,63 triệu tỷ đồng…
Ở phía nguồn vốn, các khoản nợ Chính phủ, NHNN giảm 66% xuống còn 51.539 tỷ đồng, tiền gửi của các TCTD khác tăng 16% lên 158.440 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng 5% lên gần gần 1,55 triệu tỷ đồng.
Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết trong cơ cấu tín dụng, tín dụng doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng 7,3%, tương ứng với tăng tuyệt đối 60.000 tỷ đồng. Dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 40% tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp cũng đạt mức tăng trưởng 7,2%.
Về chất lượng tài sản, tính đến ngày 30/6, số dư nợ xấu của BIDV tăng hơn 47%, lên 25.970 tỷ đồng, một nửa trong số đó là nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) với gần 13.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng từ 1,16% ở thời điểm đầu năm lên mức 1,59%.
Theo kế hoạch được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, BIDV đưa ra mục tiêu kinh doanh 2023 với dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng 10-15% , phù hợp với diễn biến thị trường, năng lực của BIDV và phê duyệt của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát không quá 1,4%. Dư nợ tín dụng tăng trưởng đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng do Ngân hàng Nhà nước giao. Huy động vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng; bảo đảm an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại tỷ lệ nợ xấu đã vượt quá kế hoạch đề ra.
Dự báo về tăng trưởng lợi nhuận trong quý III/2023, SSI Research ước tính BIDV mặc dù tăng trưởng tín dụng và huy động vẫn duy trì tốt ở mức 8,4% và 7,2% so với đầu năm tính tại thời điểm cuối tháng 9, lợi nhuận trước thuế ước tính giảm khoảng 10 đến 12% so với cùng kỳ do gánh nặng trích lập dự phòng. Ngân hàng sẽ tích cực xử lý nợ để duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BID cũng đang chứng kiến chuỗi giảm giá khá mạnh từ đầu tháng 8 tới nay. Tính đến thời điểm 10h00 phiên giao dịch ngày 24/10, cổ phiếu BID đang được giao dịch quanh mức giá 40.350 đồng/cp, giảm gần 18% so với thời điểm đầu tháng 8 vừa qua.
Big 4 ngân hàng đầu tư kinh doanh, bảo toàn vốn Nhà nước ra sao? Theo báo cáo Chính phủ đề cập đến kết quả triển khai đầu tư vốn và thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng. Trong ... |
Vừa bị TAND tỉnh Gia Lai mở thủ tục phá sản, Đức Long Gia Lai đang là “con nợ” của những nhà băng nào? Ngày 9/10, TAND tỉnh Gia Lai có quyết định mở thủ tục phá sản với Tập đoàn Đức Long Gia Lai. Được biết, các ngân ... |
Mai Lan (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|