BIDV cấn nợ một doanh nghiệp họ nhà Licogi

(Banker.vn) Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV, HOSE: BID) chi nhánh Hà Nội đã có thông báo về kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản của Công ty CP Licogi 166 (UPCoM: LCS).

Được biết, tài sản chuẩn bị được bán đấu giá bao gồm 3 máy móc thiết bị công trình tại Số 68 thôn 9 Hương Linh, xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội và 18 tài sản bao gồm máy móc thiết bị công trình, phương tiện vận tải tại Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trước đó, hồi tháng 9/2022, BIDV cũng từng tìm tổ chức bán đấu giá 6 máy công trình, một dây chuyền nghiền sàng đá và hai ô tô. Trong đó hai ô tô gồm Ford biển số 29C-797.81 sản xuất năm 2017 và ô tô tải HOWO biển số 29C-701.55 sản xuất năm 2015.

BIDV cấn nợ một doanh nghiệp họ nhà Licogi
BIDV cấn nợ một doanh nghiệp họ nhà Licogi

Công ty CP Licogi 166 tiền thân là Chi nhánh Công ty CP Licogi 16 tại Hà Nội, được thành lập ngày 18/5/2007. Lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp là thi công xây lắp, tập trung nguồn lực cho lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, thi công các công trình điện.

Trong báo cáo gửi cổ đông hồi đầu tháng 2, Licogi 166 cho biết chủ nợ lớn nhất của công ty tính đến ngày 3/2 là Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hà Nội với dư nợ gốc 81,8 tỷ đồng (trong năm 2022 đã trả được hơn 2 tỷ nợ gốc) và khoảng 20 tỷ đồng tiền lãi, hiện dư nợ đang ở nhóm nợ xấu. Tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, diện tích sàn văn phòng làm việc tại tầng 4 tòa nhà JSC34 ngõ 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội và nguồn phải thu các công trình mà BIDV đã tài trợ cho vay ngắn hạn từ các năm trước. Từ tháng 7/2021, ngân hàng liên tục yêu cầu công ty thanh lý tài sản dể trả nợ quá hạn.

Đáng chú ý, Licogi cũng đang có khoản nợ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG), với VietinBank Chi nhánh Thành An, Licogi 166 ghi nhận dư nợ gốc năm 2019 là 12,7 tỷ đồng, mặc dù trả chậm nhưng công ty đã trả dần, đến tháng 30/6/2021 còn dư nợ 4,92 tỷ đồng. Từ tháng 9/2020 đến nay, VietinBank liên tục yêu cầu Licogi 166 tự thanh lý tài sản để trả nợ quá hạn. Theo yêu cầu của VietinBank, đầu năm 2022, công ty đã phải bán thanh lý 2 máy đảo Komatsu PC200 và Komatsu PC350 (là tài sản thế chấp tại VietinBank) với số tiền 2,35 tỷ đồng để trả cho ngân hàng, nợ gốc còn lại ở VietinBank là 1,57 tỷ đồng. Để tránh phải thanh lý tài sản thế chấp là bất động sản (tài sản công ty đã mượn của bên thứ 3 để thế chấp), Tổng giám đốc Licogi 166 đã vay tiền cá nhân trả toàn bộ số tiền nợ gốc là 1,57 tỷ đồng.

Licogi 166 cho biết công ty còn nợ tiền lãi hơn 900 triệu đồng (bao gồm cả lãi trong hạn và lãi phạt). HĐQT đã cam kết phải trả lại tài sản là bất động sản đi mượn của bên thứ 3 đang còn thế chấp tại VietinBank, do vậy công ty sẽ tiếp tục lo nguồn để trả cho VietinBank để giải chấp tài sản này trả lại cho người cho mượn.

Ngoài ra, hồi tháng 3/2023, Licogi 166 cũng công bố với cổ đông rằng không có nguồn tài chính để hoạt động, người lao động đã nghỉ việc, không thể tiếp tục triển khai được hoạt động kinh doanh.

Về tình hình tài chính của BIDV, 6 tháng đầu năm 2023, BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 13.862 tỷ đồng, tăng 26% so với nửa đầu năm 2022.

Trong quý II, Ngân hàng chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Cụ thể, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của BIDV ghi nhận đạt 11.135 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Đồng thời, chi phí hoạt động ghi nhận 6.370 tỷ đồng, tăng gần 23% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, BIDV ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 5%, xuống còn hơn 23.581 tỷ đồng. Việc sụt giảm lợi nhuận là do một số mảng kinh doanh ghi nhận tăng trưởng thấp hoặc giảm mạnh so với cùng kỳ khiến tổng thu nhập hoạt động của BIDV chỉ tăng 1,2% nhưng chi phí hoạt động lại tăng 17,7%.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng nhẹ 1,1%, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư giảm 56% mang về gần 29 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ mảng dịch vụ và ngoại hối ghi nhận tăng trưởng 14,8% và 20,5%, lần lượt mang về 3.189 tỷ đồng và 1.457 tỷ đồng. Riêng mảng mua bán chứng khoán kinh doanh ghi nhận lãi gần 180 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 67,8 tỷ đồng.

Đáng chú ý, BIDV chỉ trích 9.719 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 30% so với 6 tháng đầu năm 2022, do đó Ngân hàng lãi trước thuế hơn 13.863 tỷ đồng, tăng 26% so với nửa đầu năm 2022.

Tính đến cuối quý II, tổng tài sản của BIDV tăng nhẹ 0,2% lên 2,124 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt giảm 16% xuống còn 11.488 tỷ đồng, tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 57% xuống còn 47.636 tỷ đồng, tiền gửi tại TCTD khác giảm 8% xuống còn 186,326 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng 7% lên gần 1,63 triệu tỷ đồng…

Ở phía nguồn vốn, các khoản nợ Chính phủ, NHNN giảm 66% xuống còn 51.539 tỷ đồng, tiền gửi của các TCTD khác tăng 16% lên 158.440 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng 5% lên gần gần 1,55 triệu tỷ đồng.

Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết trong cơ cấu tín dụng, tín dụng doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng 7,3%, tương ứng với tăng tuyệt đối 60.000 tỷ đồng. Dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 40% tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp cũng đạt mức tăng trưởng 7,2%.

Về chất lượng tài sản, tính đến ngày 30/6, số dư nợ xấu của BIDV tăng hơn 47%, lên 25.970 tỷ đồng, một nửa trong số đó là nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) với gần 13.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng từ 1,16% ở thời điểm đầu năm lên mức 1,59%.

Theo kế hoạch được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, BIDV đưa ra mục tiêu kinh doanh 2023 với dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng 10-15% , phù hợp với diễn biến thị trường, năng lực của BIDV và phê duyệt của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát không quá 1,4%. Dư nợ tín dụng tăng trưởng đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng do Ngân hàng Nhà nước giao. Huy động vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng; bảo đảm an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại tỷ lệ nợ xấu đã vượt quá kế hoạch đề ra.

Chuyên gia điểm tên những tín hiệu tích cực cho ngành ngân hàng những tháng cuối năm

Thách thức vẫn còn đó, song vẫn sẽ có những cơ hội hấp dẫn cho ngành ngân hàng.

Phần lớn ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận năm sẽ tăng trưởng dương

Toàn hệ thống ngân hàng đang ghi nhận tín dụng tăng thấp. Tuy vậy, số tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế ...

Mai Lan (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục