Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Điều gì giúp ông Donald Trump kiếm được hàng triệu đô la ở Texas?

(Banker.vn) Ông Donald Trump thu được hàng triệu đô la khi gây quỹ ở Texas cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và cam kết ủng hộ các biện pháp phát triển ngành dầu khí.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Donald Trump tạm ''vượt qua'' Tổng thống Joe Biden về số tiền gây quỹ Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Người Mỹ lo ngại xung đột có thể xảy ra sau bầu cử

Hoạt động gây quỹ ở Houston được hình thành từ sự liên kết giữa chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump, Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa, và một nhóm gây quỹ đã đóng góp hàng chục triệu đô la để hỗ trợ phí pháp lý cho ông.

Buổi gây quỹ ở Houston đã thu hút được sự tham gia của các tỷ phú trong lĩnh vực dầu mỏ và năng lượng Mỹ, bao gồm: Ông Jeff Hildebrand, người sáng lập Hilcorp Energy - một công ty dầu mỏ lớn ở Mỹ; ông George Bishop, người sáng lập GeoSern Energy; ông Harold Hamm, người sáng lập Continental Resources - một trong những công ty năng lượng hàng đầu; và ông Kelcy Warren, người đứng đầu của Energy Transfer Partners, công ty đường ống nổi tiếng.

Một quan chức từ đội ngũ chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump cho biết, các sự kiện quyên góp tiền ở Texas đã thu được ít nhất 15 triệu USD. Theo hai nguồn tin khác, tổng cộng các sự kiện quyên góp khác nhau ở Texas có thể đã đạt khoảng 40 triệu USD.

Sau chuỗi sự kiện quyên góp tiền lớn trên toàn quốc, lần đầu tiên ông Donald Trump đã vượt qua Tổng thống Joe Biden về việc gây quỹ trong tháng 4, trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.

Ông Donald Trump đã thu hút sự ủng hộ từ ngành năng lượng bằng cách thúc đẩy các chương trình hỗ trợ nhiên liệu hóa thạch và phản đối các quy định liên quan, đồng thời thường chỉ trích các chính sách của Tổng thống Joe Biden nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sang một nền kinh tế ít carbon.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Điều gì giúp ông Donald Trump gây quỹ được hàng triệu đô la ở Texas?
Ông Donald Trump đến phát biểu và ký sắc lệnh hành pháp về năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Trung tâm Giáo dục và Đào tạo kỹ sư vận hành quốc tế ở Crosby, Texas, Mỹ ngày 10 tháng 4 năm 2019 (Ảnh: Reuters)

Dưới thời Tổng thống Joe Biden, ngành công nghiệp dầu khí đã phát triển mạnh mẽ mặc dù chính phủ đã tập trung vào các biện pháp nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu và áp đặt các quy định nghiêm ngặt hơn.

Trong đó có những biện pháp như lệnh cấm fracking trên đất liên bang nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc sử dụng phương pháp khai thác dầu khí và khí đốt (fracking viết tắt của hydraulic fracturing).

Fracking là một phương pháp khai thác dầu khí và khí đốt bằng cách tiêm chất lỏng, thường là nước kèm theo hóa chất và cát, vào các tầng đất dưới sự áp lực cao để tạo ra các khe nứt, từ đó giải phóng dầu và khí từ các tầng đất khai thác. Lệnh cấm fracking có thể được ban hành với mục đích bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm, và đáp ứng các lo ngại về an ninh năng lượng

Trước hạn chế về tạm ngừng phê duyệt các dự án xuất khẩu khí đốt mới, ngành dầu khí vẫn ghi nhận lợi nhuận kỷ lục và sản xuất ra nhiều dầu khí hơn bao giờ hết.

Ông Mark Carr, người sáng lập chuỗi Christian Brothers Automotive ở khu vực Houston đã đánh giá cao và hoan nghênh cam kết của ông Donald Trump. Ông Mark Carr nhấn mạnh, ông Donald Trump đã nhận được sự đồng thuận từ cộng đồng khi hứa sẽ xây thêm nhiều đường ống dẫn khí đốt tự nhiên nếu được tái bầu và tái khởi động hoạt động fracking tại các khu vực mà hoạt động này đã bị cấm dưới thời Tổng thống Biden.

Ông Mark Carr cũng tin rằng ông Donald Trump sẽ thúc đẩy các chính sách và biện pháp để khôi phục và tăng cường ngành năng lượng, tạo ra cơ hội việc làm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Dưới thời Tổng thống Joe Biden, Mỹ đã tái bắt đầu nhập khẩu một lượng nhất định dầu thô từ Venezuela, nhưng chỉ ở mức hạn chế. Mục đích của việc nhập khẩu này là để sử dụng dầu từ Venezuela trong quá trình sản xuất và xử lý tại các nhà máy lọc dầu của Mỹ.

Tại buổi gây quỹ, ông Donald Trump nhấn mạnh, Mỹ cần ngừng mua dầu từ Venezuela, đặc biệt là loại dầu "nhựa đường", và thay vào đó sử dụng dầu từ Mỹ. Ông cho rằng điều này sẽ giúp Mỹ trở nên độc lập hơn về năng lượng và bảo vệ an ninh quốc gia.

Đồng thời, ứng viên Donald Trump đề xuất hỗ trợ ngành dầu mỏ bằng cách giảm thuế, làm cho quy trình cấp phép dễ dàng hơn và loại bỏ một số quy định không cần thiết.

Tại sự kiện, ông Dan Eberhart, một người trong ngành dầu mỏ cho rằng, những biện pháp như giảm thuế và làm quy trình cấp phép đơn giản hơn có thể giúp ngành dầu mỏ phát triển tốt hơn. Ông nghĩ rằng điều này có thể dẫn đến sự ổn định hơn trong cung cấp năng lượng cho đất nước và giảm giá khí đốt cho người tiêu dùng.

Theo Teofilo Lingi, Giám đốc điều hành của EK-Petrol cho rằng, cựu Tổng thống Donald Trump đã mang lại lợi ích cho ngành dầu mỏ và mối quan hệ kinh doanh với Angola - nơi công ty của ông hoạt động.

Trong khi đó, mới đây Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Thượng viện Mỹ đã bắt đầu một cuộc điều tra liên quan đến một đề xuất hủy bỏ một loạt các quy định về môi trường và để đổi lấy một khoản tiền đóng góp lên đến 1 tỷ USD cho chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump.

Cuộc điều tra này được bắt đầu một tuần sau khi các nhà lập pháp hàng đầu của Đảng Dân chủ trong Ủy ban giám sát của Hạ viện Mỹ đã yêu cầu thông tin từ 9 công ty dầu mỏ về các đề xuất hoặc giao dịch mà cựu Tổng thống Donald Trump có thể đã đưa ra tại sự kiện tranh cử tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago.

Linh Chi

Theo: Báo Công Thương