Bất ngờ với tỷ lệ hở room ngoại của cổ phiếu FPT

(Banker.vn) Khối ngoại bán ròng hơn 500 tỷ đồng cổ phiếu FPT trong tuần này, đẩy room ngoại hở hơn 45 triệu đơn vị, tương ứng 3%. Đây là mức thấp nhất trong 2 tháng, tạo cơ hội để nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng mua FPT trên sàn.

Trong ba phiên giao dịch đầu tuần, khối ngoại đã bán ròng hơn 4,2 triệu cổ phiếu FPT, tương ứng giá trị hơn 500 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại FPT theo đó giảm xuống dưới 46%, mức thấp nhất trong vòng hai tháng kể từ giữa tháng 9, và room ngoại hiện "hở" hơn 45 triệu đơn vị, chiếm khoảng 3%.

Bất ngờ với tỷ lệ hở room ngoại của cổ phiếu FPT
Dù chịu áp lực bán, FPT vẫn là một trong những cổ phiếu hàng đầu mà khối ngoại quan tâm

Việc room ngoại mở rộng mang lại cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu FPT dễ dàng hơn trên sàn, thay vì phải thực hiện giao dịch thỏa thuận với giá cao hơn, như tình hình trong những năm trước. Tuy nhiên, với xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi và cận biên, không thể chắc chắn khối ngoại sẽ sớm quay lại gom cổ phiếu này.

Khối ngoại đã bắt đầu giảm tỷ trọng FPT từ tháng 5-6/2024, khi cổ phiếu này liên tục tăng giá và phá đỉnh cùng xu hướng tăng trưởng của nhóm công nghệ toàn cầu. Thời điểm đó, FPT có lúc ghi nhận room ngoại “hở” hơn 4%. Gần đây, áp lực bán gia tăng trở lại, đẩy mạnh xu hướng chốt lời.

Việc bán mạnh tay của khối ngoại không quá bất ngờ khi FPT đã tăng gần 60% từ đầu năm, ghi nhận 35 lần vượt đỉnh lịch sử. Đà tăng này đưa vốn hóa thị trường của FPT lên khoảng 195.000 tỷ đồng (~7,8 tỷ USD), trở thành tập đoàn tư nhân lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Định giá hiện tại của FPT cũng chạm mức cao kỷ lục. Trên giả định duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khoảng 20%, P/E forward 2024 của FPT ước tính khoảng 25 lần, vượt xa mức bình quân 14 lần của VN-Index. Điều này khiến cổ phiếu ít hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt khi tiềm năng tăng trưởng đột phá của tập đoàn chưa rõ ràng.

Dù chịu áp lực bán, FPT vẫn là một trong những cổ phiếu hàng đầu mà khối ngoại quan tâm nhờ tính khan hiếm của ngành công nghệ. Bên cạnh đó, tập đoàn duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn khoảng 20% qua từng tháng, từng quý và từng năm – điều không dễ tìm thấy trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong 10 tháng đầu năm, FPT ghi nhận doanh thu đạt 50.796 tỷ đồng, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 9.226 tỷ đồng, tăng 20%, trong khi lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 6.566 tỷ đồng. EPS tương ứng đạt 4.494 đồng/cổ phiếu, tăng 21% so với cùng kỳ.

Năm 2024, FPT đặt mục tiêu kinh doanh tham vọng với doanh thu 61.850 tỷ đồng (~2,5 tỷ USD) và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% so với năm 2023. Với kết quả 10 tháng đầu năm, FPT đã hoàn thành 82% kế hoạch doanh thu và 85% mục tiêu lợi nhuận, cho thấy triển vọng hoàn thành kế hoạch năm rất khả quan.

Mặc dù khối ngoại hiện đang chốt lời, FPT vẫn là một cổ phiếu đáng chú ý trên thị trường nhờ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững.

Bản tin chứng khoán 20/11: Tập đoàn 911 có thêm cổ đông lớn, Platinum Victory tăng sở hữu tại REE,...

Ngành chứng khoán sôi động khi TCBS vượt SSI, dẫn đầu vốn điều lệ với 19.613 tỷ đồng. Haxaco, FPT, và Trường Long mang đến ...

Cổ phiếu viễn thông, công nghệ rung lắc: Động lực phía sau vẫn vững vàng

Ngành công nghệ, viễn thông đang chịu áp lực điều chỉnh ngắn hạn khi nhóm cổ phiếu giảm mạnh và khối ngoại bán ròng. Tuy ...

Khối ngoại giảm bán ròng phiên 20/11, áp lực vẫn hiện diện tại VHM và FPT

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 20/11 chứng kiến khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.244 tỷ đồng trên toàn thị trường, giảm ...

Nguyên Nam

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục