Bất chấp kết quả kinh doanh "kém sắc", cổ phiếu CTD vẫn tăng dựng đứng

(Banker.vn) Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CTD chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ trong nhiều phiên giao dịch gần đây. Cụ thể, mã này đã tăng điểm 6 phiên liên tiếp, trong đó có 2 phiên tăng kịch trần.

Trong phiên 24/4, VN-Index tiếp tục chịu áp lực giảm điểm sau khi phục hồi kiểm tra lại vùng giá 1.050 điểm. Kết phiên VN-Index giảm 1,55 điểm (-0,15%) về mức 1.041,36 điểm với thanh khoản, khối lượng giao dịch suy giảm.

Thông tin điểm nhấn trong phiên là ngày 23/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Thời gian triển khai việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (24/4) đến hết ngày 30/6/2024.

Bất chấp kết quả kinh doanh

CTD báo lãi ròng quý 1 giảm 24% so cùng kỳ 2022

Điều này đã có tác động tích cực đến diễn biến chung của nhiều mã ngân hàng, bất động sản nhưng ở mức độ phân hóa mạnh. Cụ thể, nhiều mã cổ phiếu bất động sản bật tăng khá mạnh trong phiên 24/4, trong đó đáng chú ý là cổ phiếu CTD và hàng loạt cổ phiếu HQC, TCD, BCG đồng loạt tăng kịch trần.

Về kết quả kinh doanh của CTD, dù doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận ròng quý 1/2023 Coteccons vẫn đi lùi so với cùng kỳ, do ảnh hưởng của chi phí tài chính và chi phí giá vốn tăng cao. Cụ thể, quý 1, doanh thu thuần đạt gần 3.130 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. Các mảng hoạt động của Công ty đều ghi nhận doanh thu tăng trưởng, trong đó doanh thu từ hợp đồng xây dựng đạt hơn 3.124 tỷ đồng, chiếm gần 99% tổng doanh thu.

Tuy nhiên, giá vốn lại tăng mạnh khiến lợi nhuận gộp chỉ đạt gần 56 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ 2022. Doanh thu tài chính tăng 12% lên gần 85 tỷ đồng, nhờ lãi tiền gửi ngân hàng, song chi phí tài chính lại gấp 1,7 lần cùng kỳ do chi phí lãi vay tăng mạnh.

Kết quả, CTD lãi ròng hơn 22 tỷ đồng trong quý đầu năm, giảm 24% so cùng kỳ 2022. Tuy nhiên con số lãi này đã hơn cả thành quả hoạt động của cả năm ngoái. Năm 2022, Coteccons ghi nhận doanh thu thuần đạt 14.537 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng và chi phí tăng cao nhấn chìm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Kết quả CTD báo lãi ròng 20 tỷ nhờ có 88 tỷ đồng khoản lợi nhuận khác bù đắp, đây là mức thấp nhất trong lịch sử hoạt động của CTD.

Năm 2023, CTD lên kế hoạch kinh doanh với 16.249 tỷ đồng doanh thu, tăng 12%; lợi nhuận sau thuế gấp 10 lần đạt 233 tỷ đồng. Như vậy sau quý đầu năm, CTD mới hoàn thành hơn 9% mục tiêu lợi nhuận.

Trái ngược với kết quả kinh doanh đi lùi, bảng cân đối kế toán của CTD lại ghi nhận nhiều điểm tích cực. Cụ thể, tại thời điểm 31/3, tổng tài sản của CTD tăng 6% so với đầu năm, vượt mức 20.000 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền mặt đang nắm giữ tăng 52%, lên hơn 4.000 tỷ đồng.

Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả tăng 10%, lên hơn 11.800 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng chủ yếu do phát sinh khoản phải trả bao thanh toán gần 1.200 tỷ đồng, trong khi đầu năm không ghi nhận khoản này. Tổng vay nợ tăng 8% lên gần 1.200 tỷ đồng, do tăng các khoản vay ngân hàng ngắn hạn.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CTD chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ trong nhiều phiên giao dịch gần đây. Cái tên này đã tăng điểm 6 phiên liên tiếp, trong đó có 2 phiên tăng kịch trần. Chốt phiên 24/4, thị giá CTD dừng ở mức 58.800 đồng/cp, bật tăng 35% kể từ đầu tháng 4.

Đến phiên 25/4, cổ phiếu CTD tiếp tục tăng 2,72% lên 60.400 đồng/cp (lúc 10h34), tương ứng đã gấp đôi thị giá kể từ vùng đáy hồi tháng 11/2022.

Diễn biến giá cổ phiếu  thời gian gần đây. Nguồn: TradingView
Diễn biến giá cổ phiếu CTD thời gian gần đây. Nguồn: TradingView

Thị trường chứng khoán bước vào tuần mới với nhiều thông tin hỗ trợ tích cực. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng.

Đứng trước kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhận định thị trường phiên giao dịch 25/4, một số công ty chứng khoán cho rằng, khả năng giảm điểm của thị trường vẫn còn đó.

Cụ thể, theo quan điểm kỹ thuật của chứng khoán Phú Hưng - PHS, VN-Index có phiên giảm thứ hai liên tiếp. Khối lượng giao dịch tiếp tục dưới bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý dòng tiền đang khá thận trọng. Không những vậy, chỉ số duy trì đóng cửa dưới MA5, cùng với đường MA5 giữ trạng thái phân kỳ âm so với đường MA20, cho thấy xu hướng giảm ngắn hạn đang tiếp diễn. Thêm vào đó, các chỉ báo khác cũng cho tín hiệu suy yếu, như MACD nằm dưới Signal duy trì tín hiệu bán và đường RSI hướng xuống vùng 39, cho thấy áp lực điều chỉnh đang mạnh lên và chỉ số có thể chịu sức ép về vùng hỗ trợ 1.000 – 1.020 điểm (đáy tháng 3).

Đối với sàn Hà Nội, HNX Index cũng có phiên giảm điểm. Chỉ số tiếp tục đóng cửa dưới MA 5 và MA20, cùng với MACD nằm dưới Signal duy trì tín hiệu bán, cho thấy áp lực giảm ngắn hạn đang hiện hữu và chỉ số có thể sớm chịu sức ép về lại vùng hỗ trợ tâm lý 200 điểm. Nhìn chung, thị trường đang nằm trong xu hướng giảm ngắn hạn. Do đó, nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn nhằm hạn chế rủi ro từ diễn biến bất lợi của thị trường chung.

Tương tự chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC cho rằng, chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục đà giảm và kiểm định gần mức hỗ trợ 1.030 điểm trong đầu phiên, nhưng VN-Index có thể sẽ dần hồi phục về cuối phiên. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng lên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi đó dòng tiền vẫn có xu hướng dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ cho nên FSC đánh giá dòng tiền có thể sẽ phân hóa và thị trường có thể sẽ khó điều chỉnh mạnh. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn đang bi quan với xu hướng hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức GIẢM. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp hiện tại và hạn chế bán ra ở vùng giá này do chúng tôi kỳ vọng thị trường có thể sẽ sớm bước vào giai đoạn hồi phục. Đồng thời, các nhà đầu tư ưa thích lướt sóng có thể xem xét mua thăm dò tại nhịp giảm kế tiếp ở các nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ hoặc các cổ phiếu có câu chuyện hỗ trợ riêng biệt. Nhìn chung, các nhà đầu tư chỉ nên nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp trong giai đoạn này.

Thị trường chứng khoán năm 2023 sẽ kết thúc "có hậu" hơn năm 2022

Với nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 được cho là sẽ 'kết thúc có hậu' hơn ...

Các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày 25/4/2023

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin gửi đến quý độc giả các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày ...

Cổ phiếu nhóm nông sản được mùa "bội thu"

Trong bối cảnh tình hình xuất khẩu nhìn chung không có nhiều đột phá, song cổ phiếu của nhiều mặt hàng nông sản lại trở ...

Khánh Vân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán