• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Thứ Ba, 19 Tháng Một , 2021
Banker's Magazine
Advertisement
  • Home
  • Ngân hàng
    • Fintech
  • Pháp luật
  • Thế Giới
  • Doanh nghiệp
  • Bảo hiểm
  • Đời sống
  • Nhân sự
  • Giải trí
  • Đặt áo thun BCGV
No Result
View All Result
  • Home
  • Ngân hàng
    • Fintech
  • Pháp luật
  • Thế Giới
  • Doanh nghiệp
  • Bảo hiểm
  • Đời sống
  • Nhân sự
  • Giải trí
  • Đặt áo thun BCGV
No Result
View All Result
Banker Magazine
No Result
View All Result

Bạn không thích theo dõi chi tiêu thì đây chính là cách quản lý tiền cực đơn giản mà hiệu quả dành cho bạn

15 Tháng Mười Hai, 2020
in Đời sống
A A
Bạn không thích theo dõi chi tiêu thì đây chính là cách quản lý tiền cực đơn giản mà hiệu quả dành cho bạn

Thay vì phải phân chia rạch ròi giữa “nhu cầu” và “mong muốn” như quy tắc 50/30/20, giờ bạn có thể gộp chung chúng lại và biến thành ngân sách 80/20.

Bắc Bộ chìm trong giá rét, cần chủ động các biện pháp ứng phó

Bí kíp tiêu dùng cuối năm: Khi chi tiêu lại có thêm thu nhập

Nhóm thực phẩm “cứu sinh” làm giảm nguy cơ mắc 1 loạt bệnh nguy hiểm: 90% dân số Anh không ăn đủ, còn bạn?

Một trong những chiến lược lập ngân sách phổ biến nhất là ngân sách 50/30/20, với lời khuyên mọi người nên chi tiêu 50% tiền cho các nhu cầu cần thiết, 30% cho các nhu cầu tùy ý và 20% cho các khoản tiết kiệm.

Ngân sách 50/30/20 là một trong những ngân sách phổ biến nhất, nhưng nó không phải là lựa chọn duy nhất của bạn, có một kế hoạch khác được gọi là ngân sách 80/20. Đối với những người đang tìm kiếm một cách đơn giản để duy trì sự ổn định tài chính, kế hoạch này rất đáng để thử.

Đây là cách nó hoạt động và sự khác biệt so với kế hoạch 50/30/20.

Kế hoạch 50/30/20

Thực tế kế hoạch 80/20 là một phần phụ của kế hoạch 50/30/20.

Nếu như kế hoạch 50/30/20 là 50% thu nhập mang về nhà sẽ dành cho các nhu cầu thiết yếu như nhà ở, điện, xăng, hàng tạp hóa và hóa đơn nước. 30% khác có thể đến các mục tùy ý như ăn uống tại nhà hàng, mua điện thoại di động mới, uống bia hoặc mua vé xem phim. Cuối cùng, 20% nên dành cho tiết kiệm hoặc trả nợ.

Nguyên tắc ngân sách 50/30/20. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, với những người lần đầu có ý định học cách quản lý tài chính, họ có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu. Ví dụ như:

Internet là “nhu cầu” nếu bạn làm việc tại nhà nhưng là “mong muốn” nếu ngược lại.

Quần áo là “nhu cầu”, nhưng bạn cần bao nhiêu trang phục và mức giá “cần thiết” để trả cho chúng là bao nhiêu?

Bánh mì và sữa là “nhu cầu”, nhưng kem lại là “mong muốn”.

Ngay cả khi bạn biết những thứ như kem là “mong muốn” và các loại thực phẩm khác là “nhu cầu”, bạn vẫn sẽ cần thời gian để xem lại biên lai hàng tạp hóa và phân tách các chi phí trên cơ sở loại hàng hóa. Điều này khiến cho một số người không muốn phân loại và theo dõi chi tiêu của họ chặt chẽ như kế hoạch 50/30/20 yêu cầu.

Kế hoạch 80/20

Kế hoạch ngân sách 80/20 về cơ bản là một phiên bản đơn giản hóa của kế hoạch 50/30/20. Trong ngân sách này, bạn dành 20% thu nhập của mình cho khoản tiết kiệm và 80% còn lại cho mọi việc khác.

Quy tắc 80/20 đơn giản chỉ là 20% cho tiết kiệm và 80% còn lại chính là sự kết hợp của “nhu cầu” và “mong muốn. Ảnh minh họa

Điều hay của kế hoạch này là bạn không phải theo dõi chi tiêu và không phải phân biệt giữa “mong muốn” và “nhu cầu”. Bạn chỉ cần lấy tiền tiết kiệm của mình ngay sau khi nhận lương và cất chúng đi, phần còn lại bạn được hoàn toàn quyết định việc chi tiêu.

Kế hoạch ngân sách 80/20 là một điểm khởi đầu tuyệt vời, nhưng đây nên là mức tối thiểu bạn tiết kiệm. Càng tiết kiệm được càng nhiều càng tốt. Khi bạn đạt được 80/20, hãy tự đẩy mình tới tỷ lệ tiết kiệm 70/30, sau đó là 60/40.

Khi số tiền tiết kiệm của bạn tăng lên, thì tính linh hoạt và cơ hội của bạn cũng tăng theo. Không phải tất cả các khoản tiết kiệm đều cần dành cho nghỉ hưu. Bạn có thể đưa những khoản tiền đó vào các tài khoản đầu tư như mua bất động sản cho thuê, kinh doanh quy mô nhỏ, tận hưởng các kỳ nghỉ hay thậm chí là thay đổi nghề nghiệp, đầu tư cho kiến thức chuyên môn.

Tuy nhiên, đừng để mục tiêu tiết kiệm của bạn phải trả giá bằng những khoản nợ. Hãy đảm bảo bạn vẫn có thể sống thoải mái và vẫn tiết kiệm được tối đa.

Theo: thebalance

Hồng Trần

Theo Phụ nữ Việt Nam (Link gốc)

Tags: điện thoại di độngnhu cầu thiết yếuquản lý tài chínhquản lý tiềntiền tiết kiệm
ShareTweetShare
Previous Post

Đi xin việc hơn thua nhau ở THÁI ĐỘ, không chỉ trong buổi phỏng vấn mà còn cách thể hiện sự cảm ơn vào thời điểm quan trọng này

Next Post

Thái độ quan trọng hơn trình độ: Người thờ ơ với trách nhiệm công việc – ngay lập tức sẽ bị đào thải

Chủ đề liên quan

Bắc Bộ chìm trong giá rét, cần chủ động các biện pháp ứng phó

Bắc Bộ chìm trong giá rét, cần chủ động các biện pháp ứng phó

8 Tháng Một, 2021

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/1, không khí lạnh mạnh đã ảnh...

Bí kíp tiêu dùng cuối năm: Khi chi tiêu lại có thêm thu nhập

Bí kíp tiêu dùng cuối năm: Khi chi tiêu lại có thêm thu nhập

23 Tháng Mười Hai, 2020

Cuối năm là thời điểm ai cũng bận “trăm công nghìn việc” và đủ loại hóa đơn cần thanh toán....

Nhóm thực phẩm “cứu sinh” làm giảm nguy cơ mắc 1 loạt bệnh nguy hiểm: 90% dân số Anh không ăn đủ, còn bạn?

Nhóm thực phẩm “cứu sinh” làm giảm nguy cơ mắc 1 loạt bệnh nguy hiểm: 90% dân số Anh không ăn đủ, còn bạn?

22 Tháng Mười Hai, 2020

Các chuyên gia dinh dưỡng đang kêu gọi người dân Anh ăn nhiều chất xơ hơn. Vậy ăn bao nhiêu...

Cơm hay bánh mì bổ dưỡng hơn? Đọc kỹ so sánh chi tiết để tìm thực phẩm phù hợp nhất với bạn

Cơm hay bánh mì bổ dưỡng hơn? Đọc kỹ so sánh chi tiết để tìm thực phẩm phù hợp nhất với bạn

22 Tháng Mười Hai, 2020

Đều là món ăn quen thuộc với người Việt, cơm và bánh mì có sự khác biệt về lượng carbohydrate,...

Những người giàu, phần lớn vì biết cách quản tiền, giữ tiền khôn khéo: Trước học cách GIỮ tiền, sau học cách KIẾM tiền mới mong sự nghiệp bền lâu

Những người giàu, phần lớn vì biết cách quản tiền, giữ tiền khôn khéo: Trước học cách GIỮ tiền, sau học cách KIẾM tiền mới mong sự nghiệp bền lâu

22 Tháng Mười Hai, 2020

Tiền mồ hôi xương máu còn không quản lý nổi, thì tư cách gì để nói chuyện dựng đại sự,...

Có 6 việc nếu cứ tiếp tục làm, bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ giàu lên được dù kiếm nhiều tiền

Có 6 việc nếu cứ tiếp tục làm, bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ giàu lên được dù kiếm nhiều tiền

22 Tháng Mười Hai, 2020

Nếu muốn nghèo cả đời, hãy làm một chiếc thẻ tín dụng và mua những thứ đắt tiền hơn thu...

Load More
Next Post
Thái độ quan trọng hơn trình độ: Người thờ ơ với trách nhiệm công việc – ngay lập tức sẽ bị đào thải

Thái độ quan trọng hơn trình độ: Người thờ ơ với trách nhiệm công việc - ngay lập tức sẽ bị đào thải

Vinamilk là “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN”

Vinamilk là “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN”

Kết nối với Banker Magazine

  • 272.3k Fans
  • 409.4k Fans
  • 2k Followers
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Bỗng dưng mắc nợ ngân hàng dù không vay vốn

Bỗng dưng mắc nợ ngân hàng dù không vay vốn

25 Tháng Chín, 2020
Lãi suất tiết kiệm tháng 9/2020 tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tháng 9/2020 tại một số ngân hàng

1 Tháng Chín, 2020
‘Kẽ hở’ khiến khách không vay nhưng vẫn mắc nợ ngân hàng

‘Kẽ hở’ khiến khách không vay nhưng vẫn mắc nợ ngân hàng

30 Tháng Chín, 2020
Top 10 ngân hàng uy tín nhất 2020 gọi tên ai?

Top 10 ngân hàng uy tín nhất 2020 gọi tên ai?

16 Tháng Chín, 2020
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN

6 tháng đầu 2020: SeABank đạt lợi nhuận trước thuế gần 754 tỷ đồng

6 tháng đầu 2020: SeABank đạt lợi nhuận trước thuế gần 754 tỷ đồng

VietinBank đạt gần 7.500 tỷ đồng tiền lãi trong 6 tháng đầu năm

VietinBank đạt gần 7.500 tỷ đồng tiền lãi trong 6 tháng đầu năm

PTF ra mắt các sản phẩm cho vay tiền mặt với thủ tục đơn giản

PTF ra mắt các sản phẩm cho vay tiền mặt với thủ tục đơn giản

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN

19 Tháng Một, 2021
VPBank cam kết đồng hành, xây dựng phát triển Cổng Dịch vụ công Quốc gia

VPBank cam kết đồng hành, xây dựng phát triển Cổng Dịch vụ công Quốc gia

19 Tháng Một, 2021
Foxconn sản xuất iPad, Macbook tại Việt Nam

Foxconn sản xuất iPad, Macbook tại Việt Nam

19 Tháng Một, 2021
Kienlongbank trao 3.080 phần quà hỗ trợ cho công đoàn viên, người lao động

Kienlongbank trao 3.080 phần quà hỗ trợ cho công đoàn viên, người lao động

18 Tháng Một, 2021

Bài mới

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN

19 Tháng Một, 2021
VPBank cam kết đồng hành, xây dựng phát triển Cổng Dịch vụ công Quốc gia

VPBank cam kết đồng hành, xây dựng phát triển Cổng Dịch vụ công Quốc gia

19 Tháng Một, 2021
Foxconn sản xuất iPad, Macbook tại Việt Nam

Foxconn sản xuất iPad, Macbook tại Việt Nam

19 Tháng Một, 2021
Kienlongbank trao 3.080 phần quà hỗ trợ cho công đoàn viên, người lao động

Kienlongbank trao 3.080 phần quà hỗ trợ cho công đoàn viên, người lao động

18 Tháng Một, 2021
Banker Magazine

Đơn vị chủ quản: CTCP đầu tư & Phát triển UB Việt Nam
Thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA)
Đăng ký kinh doanh số: 0106080414 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 09/01/2013
Giấy phép số: 2489/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/08/2020
Chịu trách nhiệm nội dung: Vũ Việt Hưng
Trụ sở: 273 Đội Cấn, P. Ngọc Hà, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.3999.2518 | Email: [email protected]

Danh mục

  • Bảo hiểm
  • Chứng khoán
  • Doanh nghiệp
  • Đời sống
  • Fintech
  • Giải trí
  • Giáo dục
  • Khởi nghiệp
  • Ngân hàng
  • Nghiệp vụ
  • Nhân sự
  • Pháp luật
  • Thế Giới
  • Thị trường
  • Thời sự
  • Thử sức
  • Văn Hóa
  • Việc làm
  • Xã hội

Bài mới

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN

19 Tháng Một, 2021
VPBank cam kết đồng hành, xây dựng phát triển Cổng Dịch vụ công Quốc gia

VPBank cam kết đồng hành, xây dựng phát triển Cổng Dịch vụ công Quốc gia

19 Tháng Một, 2021
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2020 Banker.VN - Giấy phép số 2489/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/08/2020

No Result
View All Result

© 2020 Banker.VN - Giấy phép số 2489/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/08/2020