Bài 2: Sau nghi án ‘mua bán học sinh’, bất ngờ xuất hiện công ty thứ ba tự nguyện trả tiền

(Banker.vn) Sau khi 181 học sinh “Thực tập trải nghiệm” tại tỉnh Thái Nguyên, Công ty Toàn Cầu đã thông qua một công ty khác để “bán học sinh” làm việc tại nhiều công ty.
Bản hợp đồng gian trá biến học sinh thành công nhân tăng ca kiệt sức: Bài 1 - Cuộc giải cứu nghẹt thở Hà Tĩnh: Bức xúc do bị chậm lương, 300 công nhân may đình công

Cần làm rõ bản hợp đồng bất thường

Theo Hợp đồng số 001/HĐTTTT giữa Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn và Công ty Toàn Cầu ký năm 2023 (không ghi ngày, tháng) về việc: “Tiếp nhận sinh viên thực tập trải nghiệm”. Theo đó, bên A là Công ty Toàn Cầu, địa chỉ tại số 148 Kim Lân, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, bà Hoàng Thị Hồng Hạnh, Giám đốc công ty làm đại diện; bên B là Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn, có địa chỉ tại phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, do ông Hứa Xuân Hương, Hiệu trưởng làm đại diện. Hai bên thống nhất đưa 181 học sinh đi thực tập tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian 03 tháng.

Bài 2: Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn “bắt tay” Công ty Toàn Cầu ký hợp đồng “mua bán học sinh”
Luật sư Nguyễn Thị Hằng, Đoàn luật sư tỉnh Thanh Hóa trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Luật sư Nguyễn Thị Hằng, Đoàn luật sư tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn ký hợp đồng với Công ty Toàn cầu là chưa đúng với luật giáo dục nghề nghiệp. Bởi lẽ, Công ty Toàn Cầu không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất, mà chỉ là đơn vị cung ứng lao động (đơn vị trung gian). Các em chỉ là học sinh học trường trung cấp nghề, nhưng Hợp đồng lại ghi là “Tiếp nhận sinh viên thực tập trải nghiệm” cũng không phù hợp”

“Hợp đồng “Tiếp nhận sinh viên thực tập trải nghiệm” không phải là quan hệ lao động. Tuy nhiên, các điều khoản trong hợp đồng lại thể hiện nhiều điều bất lợi cho các em học sinh, như: phạt tiền khi có vi phạm hoặc không hoàn thành công việc thì sẽ bị yêu cầu hoàn trả các khoản tiền, làm cho các em bị áp lực. Các em đều là học sinh dưới 18 tuổi, đối tượng được Nhà nước bảo vệ đặc biệt. Ngoài ra, trong Luật lao động cũng có quy đinh rõ cho các đối tượng lao động dưới 18 tuổi để bảo đảm công việc phù hợp với sức khỏe. Cụ thể, một ngày lao động dưới 18 tuổi làm việc không quá 8 tiếng, mà ở đây các em phải làm tăng ca là vi phạm Luật lao động. Hơn nữa, lắp giáp linh kiện điện tử lại cũng không thuộc trong danh mục được làm thêm. Đây là kẽ hở mà các đơn vị đã lách luật để sử dụng lao động là các em học sinh với giá rẻ, như: trả nguồn lương rẻ, không phải tuân theo mức lương tối thiểu, không phải đóng bảo hiểm xã hội…”- Luật sư Hằng phân tích.

Bài 2: Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn “bắt tay” Công ty Toàn Cầu ký hợp đồng “mua bán học sinh”
Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn "bắt tay" Công ty Toàn Cầu đưa "biến" học sinh thực tập thành công nhân tăng ca đến kiệt sức.

Luật sư Hằng cũng chỉ rõ: Theo Khoản 6 Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định: "Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục. Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp”. Với quy định này thì Trường trung cấp nghề được ký hợp đồng cho học sinh thực tập tại doanh nghiệp nhưng đây phải là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh chứ không phải ký với đơn vị cung ứng hoặc môi giới lao động. Tuy nhiên, đối với trường hợp ký Hợp đồng tiếp nhận học sinh thực tập trải nghiệm giữa trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn và Công ty Toàn Cầu thì địa điểm làm việc không phải tại doanh nghiệp này mà lại là các công ty đối tác (và cũng không nêu rõ là công ty nào). Như vậy, điều này là chưa phù hợp với quy định.

Trách nhiệm của Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn ở đâu?

Mặc dù ông Hứa Xuân Hương, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa khẳng định với phóng viên Báo Công Thương là không có tư lợi trong Hợp đồng “Tiếp nhận sinh viên thực tập trải nghiệm” mà trường đã ký với Công ty Toàn Cầu để đưa 181 học sinh đi thực tập tại tỉnh Thái Nguyên. Nhưng dư luận và phụ huynh học sinh cho rằng, nếu trường không nhận “quà lót tay” từ Công ty Toàn Cầu thì liệu Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn có “mang con bỏ chợ”, để cho Công ty Toàn Cầu toàn quyền điều khiển, sai khiến và "bán học sinh" cho các Công ty để các em học sinh phải khoác trên mình chiếc áo công nhân, tăng ca đến kiệt sức như vậy không?.

Bài 2: Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn “bắt tay” Công ty Toàn Cầu ký hợp đồng “mua bán học sinh”
Ông Hứa Xuân Hương, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn tại buổi làm việc với phóng viên Báo Công Thương.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn Hứa Xuân Hương cho biết: “Trường chỉ ký hợp đồng với Công ty Toàn Cầu đưa các em đi để trải nghiệm sản xuất. Khi nhận được phản ánh của phụ huynh về việc các em phải làm việc như một công nhân và phải tăng ca, nhà trường đã yêu cầu công ty không được bố trí tăng ca, không được bố trí làm đêm”.

Còn thầy Nguyễn Văn Đức, Trưởng khoa giáo dục nghề nghiệp, Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn cho biết: “Tôi có đi cùng đoàn đưa các cháu lên Thái Nguyên thực tập và có ở lại 20 ngày. Việc làm là đo phía học sinh và Công ty có thống nhất với nhau, chứ phía nhà trường lại không tham gia việc đó. Công ty có thông báo là có ca ngày và ca đêm, những em nào đăng ký ca nào thì họ sẽ phân làm ca đó, trường vẫn nắm được học sinh làm ca đêm hay ca ngày”.

Khi phóng viên đề cập đến thu nhập của học sinh với mức lương 240 nghìn/ngày/học sinh, cộng với tiền tăng ca 21 nghìn đồng/giờ, thì mỗi em sẽ có thu nhập khoảng trên 8 triệu đồng/tháng, nhưng trong hợp đồng chỉ trả cho các em chỉ với 3,5 triệu đồng/tháng/học sinh, vậy số tiền lương chênh lệch và tiền tăng ca của các học sinh do đơn vị nào hưởng thì ông Đức trả lời: “Nhà trường chỉ quản lý con người, về nề nếp thôi, còn tiền và chi phí là do Công ty chi trả lương”.

Qua trao đổi với Hiệu trưởng Hứa Xuân Hương và Trưởng khoa Nguyễn Văn Đức cho thấy, nhà trường thiếu trách nhiệm trong việc đưa học sinh đi thực tập. Đặc biệt, khi Công ty Toàn Cầu yêu cầu gia đình mang tiền “chuộc” học sinh thì nhà trường “cao chạy xa bay”, không hề có trách nhiệm để giải quyết vụ việc. Đây là điều tắc trách, khiến phụ huynh không thể chấp nhận!.

Bài 2: Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn “bắt tay” Công ty Toàn Cầu ký hợp đồng “mua bán học sinh”
Một trong nhiều phụ huynh phải chuyển số tiền 2 triệu đồng cho chị Hoàng Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Công ty Toàn cầu để "chuộc" con. (hình ảnh do phụ huynh cung cấp).

Việc Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn “bắt tay” với Công ty Toàn Cầu để ký Hợp đồng “Tiếp nhận sinh viên thực tập trải nghiệm” để đưa 181 học sinh đi thực tập ở Thái Nguyên có tư lợi hay không, rất cần cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vào cuộc để điều tra, làm rõ.

Xuất hiện thêm công ty cung ứng lao động ở Bắc Ninh

Ngay sau khi Báo Công Thương vào cuộc, điều tra vụ việc về “Bản hợp đồng gian trá biến học sinh thành công nhân tăng ca kiệt sức”, ngày 25/8, chị Hà Thị Ngọc, đại diện Công ty Minh Quang Electronic Việt Nam, có địa chỉ tại thôn Đông yên, xã Đông Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã đến xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa để gặp các em học sinh Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn, làm công nhân tại các Công ty ở tỉnh Bắc Ninh để trả tiền lương.

Bài 2: Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn “bắt tay” Công ty Toàn Cầu ký hợp đồng “mua bán học sinh”
Chị Hà Thị Ngọc, đại diện Công ty Minh Quang Electronic Việt Nam đến xã Hà Long, huyện Hà Trung để trả tiền lương cho nhiều học sinh. (Ảnh do phụ huynh cung cấp)

Theo đó, đại diện Công ty Minh Quang Electronic Việt Nam cho biết, thông qua người môi giới, Công ty đã “mua 30 học sinh” từ Công ty Toàn cầu với giá 6 triệu đồng (200 nghìn/1 học sinh). Sau đó, Công ty Minh Quang Electronic Việt Nam đã cung ứng học sinh cho Công ty Khvatec. Ngày 25/8, tại xã Hà Long, huyện Hà Trung, Công ty Minh Quang Electronic Việt Nam đã gặp và chi trả tiền lương cho 7 em là học sinh khóa 15 Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn.

Bài 2: Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn “bắt tay” Công ty Toàn Cầu ký hợp đồng “mua bán học sinh”
Cháu Bùi Thị Phương Anh đã được Công ty Minh Quang Electronic Việt Nam thanh toán số tiền lương sau 11 ngày làm việc tại Công ty KHvatec.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, anh Tống Viết Duẩn (anh Duẩn là người cùng anh Trương Thế Tùng có mặt ở thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên để giải cứu cháu Trương Thế Sang) cho biết: “Hiện còn hơn 20 học sinh chưa nhận được tiền lương, tôi sẽ kết nối để các em nhận đủ tiền lương do Công ty Minh Quang Electronic Việt Nam hứa trả đầy đủ cho các em. Hiện đã có nhiều phụ huynh liên hệ với tôi”.

Vậy Công ty Minh Quang Electronic Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi như thế nào trong Hợp đồng “Tiếp nhận sinh viên thực tập trải nghiệm” được ký giữa Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn và Công ty Toàn Cầu? Dư luận tỉnh Thanh Hóa và đặc biệt là hàng trăm phụ huynh có con em theo học tại Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn đang rất cần Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vào cuộc điều tra, làm rõ!

Bài 3: Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo làm rõ.

Hoàng Minh

Theo: Báo Công Thương