Tiếp cận vốn sau dịch: Cả doanh nghiệp và ngân hàng cùng than khó Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay do ngân hàng thương mại hết "room" tín dụng |
Tồn kho lớn, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn
Đánh giá của Sở Công Thương Đồng Nai cho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, với lượng hàng tồn kho lớn và tăng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sản xuất ngày càng khó khăn hơn. Bởi sản phẩm không bán được, doanh nghiệp sẽ thiếu vốn để quay vòng sản xuất và mua nguyên liệu dự trữ phục vụ cho dịp sản xuất nửa cuối năm khi thị trường phục hồi. Vì thế, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều gặp khó khăn do thiếu vốn, đơn hàng. Nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất đợi qua giai đoạn khủng hoảng hiện nay.
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay tại các ngân hàng thương mại (Ảnh minh họa) |
“Vay vốn ngân hàng với lãi suất từ 9 - 11%, nhưng nhiều doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Dương vẫn không đủ tiền để nhập nguyên liệu gỗ về sản xuất, có thời điểm phải tạm dừng sản xuất. Một vài tháng trở lại đây, một số doanh nghiệp quyết định chuyển hướng vào thị trường nội địa, song do khó khăn chung của nền kinh tế, sức mua giảm nên cũng không khả quan” - ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) chia sẻ.
Theo ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng, Công ty TNHH Việt Thắng Jean cũng đang cần vốn cho các đơn hàng xuất khẩu nửa cuối năm, nhưng vẫn chưa thỏa thuận được một mức lãi suất hợp lý với ngân hàng. Dòng tiền đối với doanh nghiệp rất khó khăn, vừa phải chuẩn bị đầu vào, vừa gặp đầu ra chậm, nếu lãi suất không giảm mạnh hơn nữa và tiếp cận vốn dễ dàng hơn thì các doanh nghiệp tiếp tục rơi vào tình trạng khó khăn.
"Với 97% doanh nghiệp của Việt Nam là nhỏ và vừa, đặc biệt trong bối cảnh lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm, họ cho rằng mặt bằng lãi suất từ 9 - 10% vẫn là quá cao và là rào cản lớn nhất khiến họ không tiếp cận được nguồn vốn", ông Nguyễn Tiến Chương - Chủ tịch Hiệp hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai chia sẻ.
Với các doanh nghiệp thủy sản, diễn biến mới nhất hiện nay đã lan tới đối tượng bà con nông dân nuôi tôm cá. Cụ thể, giá thu mua tôm hiện nay đã giảm 20.000 - 30.000/đồng một kg so với cùng kỳ năm trước. Còn các nhà nhập khẩu cá tra đưa ra mức giá chào mua thấp hơn giá thành sản xuất. Đến khi hợp đồng đã thỏa thuận xong họ lại tạm ngưng nhập hàng hoặc nhận hàng theo nhiều đợt nhỏ. Đối với người nông dân, tôm cá họ sản xuất ra đang rẻ đi rất nhiều so với năm ngoái nhưng vẫn không bán được vì doanh nghiệp không dám thu mua vì thiếu vốn.
Với thực tế hiện nay, xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục khó khăn kéo dài đến hết quý 2/2023 và sẽ hồi phục nhẹ vào quý 3/2023, thời gian mà các nhà nhập khẩu chuẩn bị đơn hàng kinh doanh mùa cuối năm. Như vậy rõ ràng là khó khăn của ngành này sẽ kéo dài ít nhất trong hết năm nay và qua đến đầu năm sau. Vì thế việc giải quyết bài toàn vốn cho doanh nghiệp cực kỳ cần thiết.
Nhiều hiệp hội doanh nghiệp cũng cho biết, hiện các nhà sản xuất rất khó đạt mức lợi nhuận 10% nên để cho nền kinh tế chung, cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận được vốn và sử dụng được vốn có hiệu quả thì lãi suất nên ở mức 8% trở xuống. Lãi suất cao, không vay được vốn, thiếu dòng tiền khiến không ít doanh nghiệp phải bán tài sản để xoay xở, hoặc buộc phải thu hẹp sản xuất kinh doanh.
"Thật sự không có nền kinh tế nào và doanh nghiệp ở đâu có thể chống chọi được với mức lãi suất cao như thời gian qua. Đấy là cái giỏi của doanh nghiệp Việt Nam nhưng liệu họ sẽ còn cầm cự được bao lâu", một doanh nghiệp thủy sản chia sẻ.
Ách tắc vốn vay
Ông Trần Việt Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, hiện nay có hơn 80% doanh nghiệp dự báo tình hình kinh doanh tiêu cực và rất tiêu cực. Các doanh nghiệp rơi vào nhiều tình thế khác nhau khi ách tách dòng vốn. Cụ thể với các doanh nghiệp có đơn hàng, bản thân ngân hàng cũng rất thận trọng đánh giá doanh nghiệp qua hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là sự tuân thủ tín dụng. Song trong giai đoạn này việc tuân thủ tín dụng rất khó, bản thân các nhà nhập khẩu nước ngoài cũng chậm thanh toán do khó khăn tài chính nên cũng ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp. Vì thế, ngân hàng cần xem xét tháo gỡ nhanh cho các khoản nợ quá hạn không phải lỗi chủ quan của doanh nghiệp cần được gia hạn thêm thời gian, cơ cấu nợ cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, vấn đề khó khăn hiện nay các doanh nghiệp không có đơn hàng khá nhiều nên cũng không có nhu cầu vay vốn nhưng doanh nghiệp cần nguồn tiền để trả lương cho người lao động vì lúc này tất cả các doanh nghiệp đang cần giữ người lao động, tái cấu trúc nên cũng rất cần nguồn tiền, khoản tiền này cũng có thể tách ra từ việc giảm lãi suất, giảm thuế VAT.
Một điều nữa là tuy đầu ra không có, không còn hoạt động hoặc giảm hoạt động nhưng do kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo năm và theo quý thì việc chuẩn bị vật tư nguyên liệu cho những quý tiếp theo thường chiếm 50 - 60% vẫn buộc doanh nghiệp phải có nguồn tiền, nguồn nguyên liệu đã vào kho thì ngân hàng cũng an toàn trong việc cho vay vốn.
Doanh nghiệp lo thiếu vốn, còn số tiền được ngân hàng cho vay ra vẫn khá khiêm tốn. Tính đến tháng 5/2023, tín dụng mới tăng trưởng khoảng 3,05%, chưa bằng một nửa so với mức tăng 7,2% của cùng kỳ năm 2022. Nhiều nguyên nhân khiến dòng vốn vẫn bị ách tắc. Nhiều ngân hàng cho biết do ảnh hưởng của kinh tế, khiến đơn hàng giảm sút, làm giảm nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Trong khi đó, bản thân ngân hàng cũng phải chịu sức ép về bảo toàn vốn, tránh nợ xấu nên phải cẩn trọng trong cho vay.
Bài 2: Gỡ nhanh nút thắt, khai thông vốn vay cho doanh nghiệp
Thanh Thanh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|