Ba ngân hàng Mỹ sụp đổ: Fed có nới lỏng chính sách tiền tệ?

(Banker.vn) Theo đánh giá của Cushman & Wakefield, sự sụp đổ của ba ngân hàng Mỹ có thể sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nới lỏng chính sách tiền tệ.

TS. Nguyễn Hữu Huân: Hai ngân hàng Mỹ sụp đổ có thể là dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tài chính mới

Những ngày qua, Valley Bank (SVB), Signature Bank và Silvergate Bank, ba trong số 4.236 ngân hàng thương mại Mỹ được bảo trợ bởi Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) đã sụp đổ. Ba ngân hàng chủ yếu tập trung khoản tiền gửi và cho vay đối với lĩnh vực như công nghệ (SVB) và tiền điện tử (Signature và Silvergate).

Đây không phải là sự lặp lại của cuộc đại khủng hoảng tài chính

Theo đánh giá của Cushman & Wakefield, sự sụp đổ của 3 ngân hàng Mỹ trên chưa có khả năng châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính tương tự cuộc khủng hoảng về ngân hàng giai đoạn 2007 - 2009.

Đơn vị nghiên cứu phân tích, bức tranh về một cuộc khủng hoảng vẫn chưa rõ ràng, nhưng việc các cơ quan quản lý đang can thiệp sâu sẽ có khả năng giúp ngăn chặn hậu quả lan rộng. Dù SVB và Signature Bank đại diện cho cuộc sụp đổ lớn thứ hai và thứ ba nước Mỹ (sau Washington Mutual); song tài sản của 2 ngân hàng lần lượt là 209 tỷ USD và 118 tỷ USD, vẫn ít hơn nhiều so với các ngân hàng lớn nhất ở Mỹ khi mà bốn ngân hàng lớn nhất sở hữu hơn 9.000 tỷ USD.

Nhìn lại cuộc đại khủng hoảng tài chính trong lịch sử, ngay cả những ngân hàng lớn nhất cũng phải chịu áp lực. Nhưng lần này, thử thách cấp bách nhất lại tập trung ở những ngân hàng đa quốc gia.

Nền tảng kinh tế hiện tại mạnh mẽ hơn nhiều so với thời kỳ đại khủng hoảng tài chính khi làn sóng đầu tiên của ngành ngân hàng và phi ngân hàng bắt đầu. Thời điểm đó, Mỹ đã rơi vào suy thoái khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, Fed công bố đợt nới lỏng tiền tệ đầu tiên và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 4,7% lên 6,8%. Ở thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn đang tạo ra việc làm và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,6% tính đến tháng 2 năm 2023, gần mức thấp nhất mọi thời đại.

Hệ thống tài chính vững vàng hơn thời đại khủng hoảng tài chính. Trên thực tế, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hệ thống ngân hàng đã trải qua những cuộc cải tổ lớn để điều tương tự sẽ không lặp lại. Các ngân hàng được vốn hóa nhiều hơn và được bảo vệ tốt hơn cho các tình huống xấu. Ví dụ: kết quả kiểm tra căng thẳng Dodd Frank năm 2022 cho thấy các ngân hàng lớn—cụ thể là những ngân hàng quan trọng có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống —có đủ vốn để bù đắp khoản lỗ hơn 600 tỷ USD (trong đó 75,4 tỷ USD được gắn với bất động sản thương mại). Các tỷ lệ vốn tổng hợp vào năm 2022 đều vượt ngưỡng quy định tối thiểu ở mức thấp nhất.

Cơ quan chính sách cũng đã có động thái phản ứng nhanh hơn thời đại khủng hoảng tài chính. Ngân hàng SVB chính thức sụp đổ vào ngày 10 tháng 3, và chỉ hai ngày sau đó, Bộ Tài chính và Fed đã thiết lập một cơ sở tín dụng khẩn cấp cho các ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản (được đặt tên là Cơ sở tài trợ có kỳ hạn cho ngân hàng), nhờ đó bảo vệ tất cả các khoản tiền gửi và cung cấp niềm tin ban đầu cho thị trường.

Chương trình lịch sử này, theo Fed công bố, sẽ xác lập lại cách các ngân hàng có thể đối mặt và giải quyết các cuộc khủng hoảng thanh khoản do rủi ro lãi suất gây ra. Hơn nữa, Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) đang tiến hành các hoạt động thanh lý bình thường, có trật tự, giống như trong bất kỳ vụ đổ vỡ nào khác.

ba ngân hàng Mỹ sụp đổ
Cushman & Wakefield nhận định sự sụp đổ của ba ngân hàng Mỹ có thể khiến Fed nới lỏng chính sách tiền tệ.

Các vấn đề hiện tại mà một số ngân hàng phải đối mặt áp lực xuất phát từ rủi ro lãi suất đối với các tài sản giữ đến ngày đáo hạn, không liên quan đến hiệu quả của danh mục tín dụng hoặc dư nợ cho vay của họ.

Ngược lại, trong thời kỳ đại khủng hoảng tài chính, các ngân hàng lại phải đối mặt với khủng hoảng tín dụng thông qua thị trường nợ lớn nhất và quan trọng nhất - đó là các khoản thế chấp nhà ở của hộ gia đình.

"Đây là hai thách thức rất khác nhau, với những nguyên nhân cơ bản rất khác nhau. Trong khi chu kỳ tín dụng đang diễn ra và ở giai đoạn đầu, những thất bại gần đây của ba ngân hàng nói trên không liên quan gì đến tín dụng mà thay vào đó liên quan đến sự phân nhánh của môi trường lãi suất tăng và tác động đến giá trị trái phiếu và chứng khoán", chuyên gia từ Cushman & Wakefield đánh giá.

Thị trường cho vay trở nên khó khăn hơn

Cushman & Wakefield dự báo các ngân hàng sẽ tiếp tục thắt chặt tín dụng cho vay nhằm đảm bảo giảm rủi ro về vốn. Bên cạnh những nguồn vốn khác, vốn cấp từ ngân hàng thường chiếm 40% tổng hoạt động cho vay bất động sản thương mại. Chính vì vậy, khi ngân hàng thắt chặt khoản vay sẽ làm chậm các giao dịch bất động sản thương mại trong khu vực. Tuy nhiên, một môi trường cho vay nghiêm ngặt và thận trọng hơn sẽ tạo được môi trường đầu tư an toàn và lâu dài, hỗ trợ sự ổn định của kinh tế vĩ mô.

Fed có thể nới lỏng chính sách tiền tệ

Cushman & Wakefield dự báo sự sụp đổ của các ngân hàng này có thể làm giảm triển vọng lãi suất trong thời gian còn lại của năm, do những bất ổn gia tăng sẽ thắt chặt các điều kiện thị trường tài chính, giảm bớt động lực kinh tế vĩ mô.

Trước khi xảy ra ba vụ phá sản ngân hàng, các nhà đầu tư đã tính 80% xác suất tăng lãi suất là 50 điểm cơ bản vào tháng Ba. Tuy nhiên, sau ngày sụp đổ, hiện có 1/3 khả năng Uỷ ban Thị trường Mở Liên Bang (FOMC) sẽ giữ lãi suất ổn định và 2/3 xác suất tăng lãi suất còn 25 điểm cơ bản, tùy thuộc vào việc xem xét các điều kiện diễn ra như thế nào.

Yến Thanh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán