Ngân hàng BIDV
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (BIDV, HOSE: BID) đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quý năm 2021. Theo đó, BIDV dự kiến phát hành tối đa gần 641,93 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành 12,69% số cổ phiếu đang lưu hành.
Số cổ phiếu lẻ thập phân (nếu có) sẽ bị hủy bỏ. Thời gian phát hành dự kiến trong quý IV/2023. Sau phát hành, vốn điều lệ của BIDV dự kiến tăng thêm hơn 6.419 tỷ đồng, từ hơn 50.585 tỷ đồng lên gần 57.005 tỷ đồng.
Ngân hàng VietinBank
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) đã công bố thông tin HĐQT đã phê duyệt việc triển khai phương án tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức tiền mặt năm 2020.
Ảnh minh họa |
Dự kiến VietinBank sẽ phát hành gần 564,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 11,7415% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu tại ngày chốt quyền được nhận thêm 117 cổ phiếu mới). Thời gian phát hành dự kiến là trong quý IV/2023. Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ VietinBank sẽ tăng thêm gần 5.643 tỷ đồng, từ 48.057 tỷ đồng lên hơn 53.700 tỷ đồng.
Ngân hàng VPBank
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) dự kiến chi gần 8.000 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận của năm 2022 để trả cổ tức với tỷ lệ 10%.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên vào tháng 4 vừa qua, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank cho biết, trong chiến lược 5 năm 2022 - 2026, đã đưa mục tiêu chia cổ tức tiền mặt trong 5 năm liền. Với nền tảng chúng ta có được, ngân hàng sẽ duy trì tăng trưởng cao và đủ dành 30% lợi nhuận hàng năm để chia tiền mặt cho cổ đông.
Lãnh đạo nhà băng này cũng khá lạc quan vào triển vọng kinh doanh trong trung - dài hạn và năng lực đáp ứng kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Bởi Ngân hàng VPBank hiện là một trong những ngân hàng có nền tảng vốn vững chắc nhất trong hệ thống.
BIDV, VietinBank và VPBank chuẩn bị trả cổ tức |
Trước đó, nhiều ngân hàng đã chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức, cổ phiếu thưởng trong những tháng gần đây như Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB (HM:OCB) (50% bằng cổ phiếu), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (HM:EIB) (18% bằng cổ phiếu), MB (15% bằng cổ phiếu), HDBank (HM:HDB) (15% bằng cổ phiếu), SHB (HM:SHB) (18% bằng cổ phiếu), Vietcombank (HM:VCB) (18,1% bằng cổ phiếu)...
Năm 2023, NHNN không còn cấm các ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt. Tuy nhiên, chỉ có 6 ngân hàng thực hiện chia một phần cổ tức bằng tiền mặt là VPBank, HDBank, VIB (HM:VIB), TPBank, ACB (HM:ACB) và MB; các ngân hàng còn lại vẫn giữ chiến lược chia cổ tức toàn bộ bằng cổ phiếu, giữ lại lợi nhuận.
Giải thích việc không chia cổ tức tiền mặt, lãnh đạo các ngân hàng cho hay, việc này để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng tốt hơn các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, đầu tư cơ sở vật chất, số hóa, mở rộng quy mô cho vay và giữ chân nhân tài...
Được biết, cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu đều được coi là thu nhập của nhà đầu tư. Theo quy định hiện hành, cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu đều phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ bị điều chỉnh tương ứng với số cổ tức mà ngân hàng chi trả trên mỗi cổ phiếu.
Ngân hàng ABBank huy động thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu Đây là đợt phát hành trái phiếu thứ 3 của ABBank trong năm 2023. Trước đó vào các ngày 25/8 và 28/8, ABBank đã phát ... |
VPBank sẵn sàng nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém Đây là lần đầu tiên lãnh đạo VPBank khẳng định việc tham gia tiếp quản bắt buộc một ngân hàng. Tuy nhiên, VPBank chưa tiết ... |
Ngân hàng ACB dự kiến phát hành thêm 5.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ lần 2 Ngày 11/10, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có công bố liên quan đến việc Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) phát ... |
Y Vân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|