Áp lực từ tỷ giá, định giá một số nhóm ngành đã không còn rẻ

(Banker.vn) Áp lực tỷ giá gia tăng trong những tuần gần đây cùng động thái bán ròng liên tục của khối ngoại đã làm giảm sự hưng phấn của thị trường chứng khoán...

Thời gian qua, chỉ số tỷ giá USD/VND liên tục rung lắc trong biên độ rộng. Xu hướng giảm áp đảo, nhiều phiên bảng điện tử rực lửa, trong khi những chấm xanh hết sức khiêm tốn và gần như chỉ le lói. Diễn biến này cho thấy tâm lý thận trọng của giới đầu tư trước những thách thức thị trường có thể đối diện trong các tháng cuối năm. Trong đó, khó khăn có thể đến từ các yếu tố trên thị trường quốc tế, tỷ giá áp lực tăng và mặt bằng định giá một số nhóm ngành đã không còn rẻ.

Áp lực từ tỷ giá, định giá một số nhóm ngành đã không còn rẻ
Ảnh minh họa

Đặc biệt, diễn biến tỷ giá tăng cao cũng khiến thị trường chứng khoán gặp nhiều áp lực. Gần đây, cặp tỷ giá USD/VND đang tăng tương đối mạnh. Một trong những nguyên nhân đến từ chênh lệch lãi suất giữa VND – USD đang nới rộng khi chính sách tiền tệ ở Việt Nam và Mỹ là trái chiều nhau, tạo áp lực tăng giá đối với đồng USD.

Đáng chú ý, nhà đầu tư nước ngoài vẫn miệt mài bán ròng trong tuần biến động mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, nâng tổng giá trị bán ròng kể từ đầu tháng 9 tới nay của khối này lên hơn 5.000 tỷ đồng trên sàn HOSE.

Theo các chuyên gia, áp lực tỷ giá gia tăng trong những tuần gần đây và động thái liên tục bán ròng của khối ngoại đã làm giảm sự hưng phấn của thị trường.

Động thái bán ròng của khối ngoại, theo lý giải của ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, xuất phát từ lo ngại VND tiếp tục yếu đi.

Sau hai quý đầu năm tương đối ổn định, tỷ giá USD/VND có biến động khá mạnh trong quý 3, khi giá USD niêm yết trên hệ thống ngân hàng thương mại tăng khoảng 800 đồng/USD, tương đương mức tăng 3,3%. Thậm chí, trong phiên 18/9/2023, tỷ giá VND/USD niêm yết trên hệ thống ngân hàng vượt mốc 24.500 đồng/USD.

Trong khi đó, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư của Maybank Investment Bank đánh giá, tỷ giá chỉ là một lý do nhỏ đối với dòng vốn ngoại. Việc khối ngoại bán ròng chủ yếu do nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh bằng lần, định giá bắt đầu không còn rẻ nên các tổ chức bán ra để cơ cấu lại danh mục cho các cơ hội sau và khối ngoại có thể mua lại ở những đợt điều chỉnh.

Theo Fiintrade, tuần từ ngày 11/9 - 15/9/2023, các quỹ ETF đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam ghi nhận mức rút ròng gần 884 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào quỹ thuộc sự quản lý của Đài Loan (Trung Quốc) và Dragon Capital.

Nhận định về diễn biến của dòng vốn ngoại trong thời gian tới, ông Nguyễn Thế Minh cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài có thể giảm bán ròng sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed giữa tuần qua, bởi đến thời điểm hiện tại, yếu tố vĩ mô Việt Nam không quá xấu. Tức là khó có một yếu tố quá tiêu cực nào để thị trường phải lo ngại khối ngoại sẽ rút ra khỏi thị trường và tìm đến một thị trường khác, hoặc tìm đến một kênh đầu tư khác. Khi tình hình tỷ giá ổn định trở lại, khối ngoại có thể quay trở lại mua ròng.

"Khối ngoại có thể quay lại mua ròng trong tháng 11, còn sang tháng 12 có bán ròng hay không sẽ phụ thuộc vào chính sách lãi suất tiếp theo của Fed", ông Minh dự báo.

Cổ phiếu VinFast mất mốc 15 USD, chứng khoán Mỹ phát tín hiệu hồi phục

Sắc đỏ tiếp tục bao trùm trên thị trường chứng khoán thế giới trong phiên giao dịch 25/6. Xét trên góc độ tích cực, thị ...

Dragon Capital: Rời khỏi thị trường tại thời điểm này không phải là quyết định tốt

Trước diễn biến giảm mạnh gần đây của thị trường chứng khoán, Dragon Capital Việt Nam đã có một số cập nhật quan trọng về ...

Chứng khoán Trí Việt mua lại cổ phiếu của lao động nghỉ hưu với giá gấp đôi

Theo thông tin mới nhất, Công ty CP Chứng khoán Trí Việt (HOSE: TVB) vừa công bố phương án mua lại cổ phiếu của người ...

Nhật Hải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán