Áp lực lạm phát năm 2023: Thị trường hàng hóa tăng mạnh trở lại

(Banker.vn) "Hàng hóa đang có xu hướng tăng trở lại, cộng thêm áp lực sẽ càng lúc càng lớn hơn không chỉ trong 2 tháng cuối cùng của năm 2022 mà còn sang năm 2023 khi các dư địa về tài khóa để kiểm soát giá không còn nhiều như thời gian đầu năm 2022" – Chuyên gia BVSC dự báo.

EVFTA: Việt Nam xuất siêu hơn 2 tỷ USD sang Đức

6 tháng cuối năm, tiềm ẩn nhiều khó khăn trong khâu xuất khẩu

Xuất khẩu sang Mỹ gặp khó, doanh nghiệp chuẩn bị ứng phó ra sao?

Nói về áp lực tăng giá hàng hoá trong 2 tháng cuối năm này, đại diện một doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống (F&B) cho biết, khoảng 80% nguyên liệu chế biến của công ty được nhập khẩu hàng tháng và tất cả hợp đồng đều được quy định thanh toán bằng USD. Việc tỷ giá USD tăng mạnh thời gian qua khiến chi phí đầu vào của DN đội lên khoảng 10%.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Trước tình hình như vậy, lãnh đạo một công ty thực phẩm cho hay: "Để tránh lỗ tỷ giá thì công ty buộc phải tăng giá bán. "Giá USD đi lên đang tác động đến tất cả DN nhập khẩu vì hầu hết các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào chủ yếu được thanh toán bằng USD. Vì vậy, khi tỷ giá USD/VND thay đổi là tác động ngay đến tình hình hoạt động của công ty".

Nhiều DN vốn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng rơi vào tình cảnh như trên và buộc phải tăng giá bán ra để bù lỗ do giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển tăng cao. Bên cạnh đó, cũng có những DN vẫn đang gồng mình chịu lỗ cho khoản chênh lệch tỷ giá vì sợ người dùng cắt giảm chi tiêu nếu họ không chấp nhận được mức giá mới.

Theo báo cáo vĩ mô mới công bố, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết thực phẩm là nhóm hàng tạo áp lực tăng lớn nhất lên chỉ số CPI. Cụ thể, chỉ số CPI tăng 4,3% so với cùng kỳ trong tháng 10, là mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/2020 cho tới nay, đồng thời là mức tăng theo tháng cao nhất kể từ năm 2013. Trung bình CPI tăng 2,89% trong 10 tháng đầu năm 2022

Theo chuyên gia phân tích của BVSC, đồng VND vẫn còn chịu tác động từ diễn biến mạnh lên của đồng USD trong đợt tăng lãi suất của Fed vào tháng 11 và tháng 12/2022, mức mất giá của VND trong thời gian còn lại của năm có thể thêm 1-1,5%.

Nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất, 10,64% so với cùng ỳ khi một số địa phương thực hiện tăng học phí cho năm học mới.

Về mức đóng góp, nhóm thực phẩm sau gần 2 năm đã quay trở lại thành nhóm tạo áp lực tăng lớn nhất lên chỉ số CPI trong tháng 10, do giá thịt lợn đã có mức tăng mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay.

Trung bình trong tháng 10, giá thịt lợn hơi ở mức 57.714 đồng/kg, tăng 26,79% so với cùng kỳ. Theo sau là nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng, do giá nhà ở thuê tăng so với cùng kỳ năm trước.

Diễn biến tăng mạnh của hai nhóm hàng hóa này sẽ tiếp tục kéo dài trong các tháng tới đây, đặc biệt đối với giá thịt lợn khi đáy rơi vào tháng 11/2021. Dù vậy, tác động từ yêu cầu bình ổn giá thịt của Chính phủ cũng đã giúp giá thịt trong tháng 10 tiếp tục có diễn biến giảm so với tháng trước, giảm 5,79% so với tháng trước, phần nào hỗ trợ giảm áp lực từ nhóm này lên chỉ số CPI.

Trong khi đó, giá của nhóm giao thông cũng đã thu hẹp đáng kể đà tăng, khi chỉ còn tăng 1,81% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức trên 21% trong tháng 6 vừa qua. Diễn biến hạ nhiệt của các mặt hàng xăng dầu đã hỗ trợ giảm áp lực tăng lên chỉ số giá nhóm giao thông, giá xăng RON92 trong tháng 10 đã giảm xấp xỉ 4% so với cùng kỳ.

Trong 2 tháng còn lại của năm 2022, chỉ số CPI của Việt Nam nhiều khả năng sẽ vẫn cao hơn 4%. Với mức tăng CPI trung bình 2,89% so với cùng kỳ trong 10 tháng đầu năm, BVSC dự báo lạm phát cả năm 2022 sẽ chỉ ở khoảng 3,1%-3,5%. Rủi ro về lạm phát sẽ vẫn cần phải theo dõi chặt chẽ trong năm 2023.

Trước mối lo giá hàng hoá có thể tiếp tục tăng trở lại thì trong 2 tháng cuối năm này các DN còn đối mặt khó khăn khi sức mua giảm cả trong nước và quốc tế. Với áp lực tỷ giá như hiện tại, để hạn chế phần nào tác động tiêu cực thì điều quan trọng là các DN Việt cần củng cố nguồn cung cấp trong nước, hạn chế nhập khẩu. Nhà nước cũng nên tiếp tục có những chính sách hỗ trợ thiết thực các DN có tỷ lệ nội địa hóa cao để hạn chế phần nào việc tăng giá hàng hoá trong thời gian tới.

Chuyên gia phân tích của BVSC nhận định, giá của nhiều loại hàng hóa đang có diễn biến tăng mạnh trở lại, áp lực sẽ có lớn hơn trong thời gian tới, đặc biệt là năm 2023 khi các dư địa về tài khóa để kiểm soát giá không còn nhiều như thời gian đầu năm 2022. Và theo dự báo, trong 2 tháng còn lại của năm 2022, chỉ số CPI của Việt Nam nhiều khả năng sẽ vẫn cao hơn 4%.

Nhìn chung, trước mối lo giá hàng hoá có thể tiếp tục tăng trở lại thì trong 2 tháng cuối năm này các DN còn đối mặt khó khăn khi sức mua giảm cả trong nước và quốc tế. Với áp lực tỷ giá như hiện tại, để hạn chế phần nào tác động tiêu cực thì điều quan trọng là các DN Việt cần củng cố nguồn cung cấp trong nước, hạn chế nhập khẩu. Nhà nước cũng nên tiếp tục có những chính sách hỗ trợ thiết thực các DN có tỷ lệ nội địa hóa cao để hạn chế phần nào việc tăng giá hàng hoá trong thời gian tới.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán