Áp lực bán tiếp tục gia tăng, VN-Index mất mốc 1.260 điểm

(Banker.vn) Trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm với biến động lớn.

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 15/3/2023, chỉ số VN-Index tiếp tục chìm trong sắc đỏ với 145 mã tăng, 306 mã giảm, qua đó giảm về vùng 1.257 điểm. Thanh khoản thị trường có phần tăng nhẹ với phiên giao dịch hôm qua, tương đương 11,6 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, FPT, MSN, VRE là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà giảm. Đáng nói, VRE là mã tiêu cực nhất khi giảm 2,5% trong phiên sáng nay với thanh khoản tương đối lớn. Chiều ngược lại, GVR duy trì đà tăng 1,5%, qua đó là mã tích cực nhất ngành.

Áp lực bán tiếp tục gia tăng, VN-Index mất mốc 1.260 điểm
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên sáng nay.

Tổng quan, trong phiên giao dịch sáng thứ Sáu, thị trường chứng khoán ghi nhận diễn biến tiêu cực khi tiếp tục duy trì đà giảm. Đáng chú ý, số lượng mã đỏ đang có xu hướng tăng lên trong phiên giao dịch sáng nay.

Tại nhóm đầu tư công, sắc đỏ hiện đang chiếm ưu thế trong phiên giao dịch sáng nay. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... phân hóa trong sắc đỏ với đà tăng khoảng 1%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... phục hồi nhẹ với mức độ lên tới 2%.

Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận đà tăng khoảng 1%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, TIS,... biến động không đáng kể.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có chút cải thiện dẫn tới đà phân hóa rõ ràng. Trong cuối phiên sáng, sắc đỏ là màu chủ đạo bao trùm toàn ngành. HHS là mã tích cực nhất nhóm khi ghi nhận đà tăng, tuy nhiên biến động không quá lớn.

Trong diễn biến khác, dòng tiền tiếp tục có tín hiệu chốt lời tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm VN30, cùng chiều với TPB, BID và CTG cũng ghi nhận trạng thái giảm điểm tuy nhiên mức độ không quá lớn, nguyên nhân chủ yếu do gặp pháp ap lực chốt lời gia tăng.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên sáng, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối. Cùng chiều, PVT và PXT đồng loạt chạm mức giá trần.

Ngoài ra, lực mua đã tăng dần tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay. Kết phiên giao dịch sáng 15/3, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,...phân hóa trong sắc xanh, đỏ với giao động từ 1% - 3%. HDC là cổ phiếu tích cực nhất nhóm với đà tăng trần cùng thanh khoẳn vượt mức trung bình 20 phiên.

Trên sàn HNX, nhịp tăng của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng 15/3, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến lên vùng 240 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 54 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 1.100 ỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, HLD là cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi giữ sắc xanh với đà tăng trên 4% cùng thanh khoản lớn. Chiều ngược lại, VIG đóng cửa trong sắc đỏ 2,3% với đà giảm không đáng kể.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 25 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 347 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 19.300 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 2,6 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 625 nghìn đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.500 đồng.

Tổng quan, trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm. Diễn biến giảm điểm của thị trường chứng khoán diễn ra trong bối cảnh NHNN tiếp tục hút ròng 15 nghìn tỷ đồng qua công cụ tín phiếu trong ngày hôm qua. Cùng chiều, lãi suất VND bình quân liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm khoảng 90% giá trị giao dịch) đã tăng lên 1,47% trong phiên 13/3 và 12/3 từ mức 0,76% ghi nhận tại phiên 11/3 và 0,77% vào cuối tuần trước.

Lãi suất hầu hết kỳ hạn chủ chốt khác cũng bật tăng so với cuối tuần trước như: kỳ hạn 1 tuần tăng từ 1,00% lên 1,68%; kỳ hạn 2 tuần tăng từ 1,47% lên 1,81%; kỳ hạn 3 tháng tăng từ 2,54% lên 3,06%; kỳ hạn 6 tháng tăng từ 4,12% lên 4,56%.

Theo BSC, NHNN chủ yếu hút ròng với tổng khối lượng rút ròng/mỗi chu kỳ thấp hơn 50.000 tỷ đồng. Khi giá trị hút ròng từ 50.000 tỷ tới dưới 100.000 tỷ đồng, chỉ số VN-Index có xác suất giảm trong chu kỳ hút là 33,33%, đồng nghĩa xác suất tăng nhiều hơn. Khi giá trị hút ròng lớn hơn 100.000 tỷ, xác suất VN-Index giảm trong chu kỳ hút là 66,67%, cao hơn đáng kể.

Gần nhất trong giai đoạn tháng 10/2023, NHNN phát hành tín phiếu trở lại từ 21/9 - 8/11/2023 và hút ròng 194.650 tỷ đồng. Kéo theo đó, tỷ giá giảm và tiếp tục duy trì đà đi xuống đến cuối tháng 11. Ngược lại, lãi suất liên ngân hàng qua đêm tăng mạnh phản ứng với động thái hút tiền tuy nhiên cũng nhanh chóng giảm trở lại.

VN-Index trong giai đoạn này có thời điểm giảm tới hơn 15%, trong đó các nhóm ngành biến động mạnh nhất gồm bán lẻ, dịch vụ tài chính (chứng khoán), bất động sản, hóa chất.

Kết luận, BSC cho rằng lượng hút ròng thấp thì TTCK tăng giảm không rõ ràng, cho thấy thông tin này không có ảnh hưởng trọng yếu. Hoạt động hút ròng tín phiếu là một hoạt động nghiệp vụ, công cụ điều tiết và không có hàm ý đảo chiều chính sách.

Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) tiếp diễn tình trạng chậm trả lãi trái phiếu

Mới đây, Công ty CP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HoSE: PSH) đã có thông báo về việc chậm thanh toán ...

VIB muốn chia cổ tức 29,5%, kiểm soát nợ xấu dưới 3%

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của VIB dự kiến sẽ nghe các báo cáo, thảo luận thông qua báo cáo và đề ...

Nóng cuộc đua tăng vốn ngành chứng khoán trước thềm vận hành hệ thống mới

Sát thềm vận hành hệ thống giao dịch mới, hàng loạt công ty chứng khoán tiếp tục công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ ...

Hoàng Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán