Áp lực bán mạnh cuối phiên, VN-Index lùi về mốc 1.100 điểm

(Banker.vn) Khối ngoại gia tăng khối lượng bán ròng ở phiên chiều khiến cho VN-Index không thể giữ được thành quả ghi điểm trong phần lớn thời gian trước đó.
Thị trường giằng co quanh tham chiếu, VN-Index tăng nhẹ 0,46 điểm Nhà đầu tư ào ạt chốt lời, VN-Index lùi về sát mốc 1.100 điểm

Trong phiên sáng, thị trường khởi đầu tương đối thuận lợi khi thị trường mở cửa với một khoảng trống giá tăng khoảng 2 điểm. Sau đó điều này được duy trì trong phần lớn thời gian của phiên. Thậm chí có thời điểm VN-Index còn được mức tăng hơn 8 điểm. Tuy nhiên sau đó áp lực bán đã xuất hiện trở lại ở cuối phiên khiến thị trường nhanh chóng giảm điểm.

Áp lực bán mạnh cuối phiên, VN-Index lùi về mốc 1.100 điểm
Gia tăng khối lượng bán ròng ở phiên chiều khiến cho VN-Index giảm nhẹ

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/11, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.100,07, giảm nhẹ 1,61 điểm (tương đương 0,15%). Thanh khoản có sự sụt giảm khá đáng kể so với phiên trước đó khi chỉ có gần 790 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 16 nghìn tỷ đồng.

Ở chiều hướng tăng điểm, thép là nhóm cổ phiếu có mức tăng ấn tượng nhất trong ngày hôm nay khi được hưởng lợi trực tiếp từ giá thép thế giới. Bên cạnh HPG tăng 2,64% ở trong rổ VN30 thì hai cổ phiếu đầu ngành còn lại là NKG tăng 4,88% và HSG tăng 4,12% thậm chí còn có mức tăng ấn tượng hơn hẳn.

Một nhóm cổ phiếu khác cũng thể hiện được sức mạnh trong ngày hôm nay đó là chứng khoán. Ngoài SSI tăng 2,11% thì rất nhiều cổ phiếu lớn khác của nhóm đều đóng cửa cao nhất phiên hôm nay, điển hình có thể kể đến như VND tăng 0,75%, VCI tăng 1,63%, HCM tăng 1,04%, VIX tăng 1,27%, FTS tăng 1,87%, BSI tăng 1,67%, CTS tăng 2,59%.

Cổ phiếu năng lượng và bán lẻ cũng giao dịch tương đối khả quan: GAS tăng 0,38%, POW tăng 1,71% còn PGV và PLX đều đứng giá tham chiếu; MWG tăng 1,52%, PNJ tăng 0,13%, DGW tăng 2,12% trong khi FRT đứng giá tham chiếu.

Nội bộ các ngành lớn phân hoá mạnh. Ở nhóm ngân hàng, sắc đỏ nhỉnh hơn một chút, trong đó 2 mã giảm đáng kể là VPB và SSB, lần lượt mất đi 1,79% và 3,36% giá trị. Các cổ phiếu còn lại đa phần tăng nhẹ hoặc đứng giá tham chiếu.

Ở nhóm bất động sản, hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn suy giảm, theo đó, VHM giảm 2,25%, VIC giảm 0,33%, BCM giảm 0,99%, VRE giảm 1,88%, NVL giảm 1,56%. Ở chiều ngược lại, KDH tăng 1,44%, PDR tăng 2,92%, DIG tăng 2,46%, NLG tăng 1,37%, DXG tăng 1,77%, LGC tăng 5,96%.

Nhóm sản xuất cũng phân hoá. Trong khi VNM giảm 1,29%, SAB giảm 1,76%, DPM giảm 0,62%, SBT giảm 2,1%, BHN giảm 2,37%, DCM giảm 0,65% thì MSN lại tăng 0,49%, GVR tăng 0,52%, DGC tăng 0,32%, VHC tăng 1,16%, DBC tăng 5,26%, PAN tăng 1,05%.

Cổ phiếu hàng không lao dốc khi VJC và HVN lần lượt mất đi 0,92% và 0,9% giá trị.

Khối ngoại hôm nay có phiên bán ròng thứ năm liên tiếp với giá trị vào khoảng hơn 360 tỷ đồng. Trong đó tập trung chủ yếu vào quỹ ETF Ssiam Vnfin Lead (-163,98 tỷ) và VCB (-138,85 tỷ). Ngoài ra còn có một số cái tên đáng chú ý khác như VHM (-66,63 tỷ) hay MWG (-47,70 tỷ). Ở chiều hướng ngược lại, SSI (+73,07 tỷ), STB (+42,51 tỷ) và NKG (+35,25 tỷ) là những cổ phiếu được tham gia mua ròng tích cực nhất toàn thị trường.

Toàn sàn HoSE có 188 mã tăng giá, 95 mã đứng giá tham chiếu và 321 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức 14.456 tỷ đồng, cao hơn trung bình 1 tháng gần đây (khoảng 13.700 tỷ đồng).

Song Hà

Theo: Báo Công Thương