An Giang: Về Bảy Núi xem “bí quyết” tăng lực cho bò chiến

(Banker.vn) Môn thể thao đua bò được cho là sản phẩm sáng tạo của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi (thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang).
Không khí náo nhiệt tại Lễ hội đua bò Bảy Núi Hội đua bò Bảy Núi 2017

Còn hơn 10 ngày nữa Hội đua bò Bảy Núi mới chính thức diễn ra nhưng trong những ngày này, không khí rộn ràng của ngày hội đã lan tỏa khắp các phum, sóc của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi (thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Đây là thời điểm những đôi bò đua được chăm sóc đặc biệt để tăng cường sức lực, tạo nên những cú bức phá ngoạn mục trên đường đua.

An Giang: Về Bảy Núi xem “bí quyết” tăng lực cho bò chiến
Môn thể thao đua bò được cho là sản phẩm sáng tạo của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi (thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang).

Môn thể thao đua bò được cho là sản phẩm sáng tạo của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi. Khởi nguồn từ việc người dân đưa bò đến giúp các vị sư trong chùa bừa ruộng, làm tơi đất để cấy mạ. Xong việc, họ tổ chức cho bò đua để vui chơi, giải trí.

Nhận thấy đua bò là môn thể thao lành mạnh, thể hiện nét đẹp văn hóa dân tộc, đáp ứng được nhu cầu của người dân, chính quyền địa phương thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn phối hợp với các nhà chùa đứng ra tổ chức giải thi đấu hàng năm vào dịp lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà của đồng bào Khmer Nam bộ, từ ngày 29/8 đến 1/9 âm lịch).

Hội đua bò Bảy Núi đã được UBND tỉnh An Giang nâng lên thành lễ hội cấp tỉnh. Từ năm 1992, hoạt động thể thao này luân phiên diễn ra tại huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, có sự phối hợp tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang.

Năm nay, Hội đua bò Bảy Núi tranh Cúp truyền hình An giang dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 14/10 (30/8 âm lịch) tại sân đua bò huyện Tri Tôn (thuộc Khu liên hợp Thể thao Du lịch Tà Pạ - Soài Chek) với sự tham gia của 64 đôi bò đến từ các địa phương trong tỉnh.

An Giang: Về Bảy Núi xem “bí quyết” tăng lực cho bò chiến
Để có đôi bò đua thực thụ, người điều khiển và bò được chọn phải trải qua thời gian rèn luyện ít nhất là 1 năm. Lúc này hai bên mới “hiểu ý” nhau, bò quen dần với đường đua và sự điều khiển của chủ, từ bước đi nhịp nhàng đến khi cần phải tăng tốc.
An Giang: Về Bảy Núi xem “bí quyết” tăng lực cho bò chiến
Luyện bò đi ở vòng hô. Theo quy định, trước khi bước vào vòng thả (tăng tốc về đích), các đôi bò đều qua thi đấu vòng hô. Ở nội dung này, bò đi với tốc độ chậm, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua hoặc giẫm bừa (nơi người điều khiển đứng) của đôi bò đi trước coi như bị loại. Bò đua ở vùng Bảy Núi có giá ngày càng cao, năm nay giá một đôi bò đua cao nhất lên đến 230 triệu đồng.
An Giang: Về Bảy Núi xem “bí quyết” tăng lực cho bò chiến
Ông Chau Suôl (xã Tân Lợi, thị xã Tịnh Biên), có hơn 30 năm tham gia đua bò tiết lộ: Ngoài luyện tập hàng tuần trên sân đấu, những ngày này các đôi bò đều được chăm sóc đặc biệt. Cỏ cho bò ăn phải được rửa sạch sẽ để tránh mắc bệnh đường tiêu hóa.
An Giang: Về Bảy Núi xem “bí quyết” tăng lực cho bò chiến
“Chăm sóc bò rất quan trọng nhưng vẫn chưa đủ, khi bước vào đường đua, người điều khiển bò đua phải có kinh nghiệm, bản lĩnh và tuân thủ quy định của ban tổ chức mới hy vọng dành chiến thắng”, ông Suôl cho biết.
An Giang: Về Bảy Núi xem “bí quyết” tăng lực cho bò chiến
Hàng năm, Hội đua bò Bảy Núi luôn thu hút hàng chục nghìn khán giả là đồng bào Khmer và khách du lịch. Theo ông Nguyễn Khánh Hiệp, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, Hội đua bò được tổ chức lại từ năm 2022 sau thời gian gián đoạn (các năm 2020 và 2021) do dịch bệnh Covid – 19. Hội đua bò Bảy Núi ngày càng có sức lan tỏa, trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh An Giang.

Thiện Nhân

Theo: Báo Công Thương