An Giang: Phát hiện và tạm giữ gần 40.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ

(Banker.vn) Ngày 23/2, thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đã phát hiện và tạm giữ gần 40.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc
An Giang: Phát hiện gần 700 vỏ chai LPG mang nhiều nhãn hiệu, không có hóa đơn, chứng từ An Giang: Dồn dập đơn hàng xuất khẩu nông sản đầu năm Kiểm soát an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Cụ thể, qua nguồn tin cơ sở tin báo từ đường dây nóng của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, ngày 21/2 dưới sự chỉ đạo kịp thời của Cục trưởng, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang phối hợp với Tổ liên ngành 389 (tỉnh An Giang) tiến hành kiểm tra khám đồ vật là 33 bao tải đang tập kết tại khu vực cặp bờ sông thuộc đường Trần Hưng Đạo, khóm 2, phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

An Giang: Phát hiện và tạm giữ gần 40.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Tang vật có dấu hiệu vi phạm đang tập kết tại khu vực cặp bờ sông đường Trần Hưng Đạo, khóm 2, phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ảnh: Cục QLTT An Giang

Tại thời điểm trên Đoàn kiểm tra đã phát hiện, ghi nhận hàng hóa được cất giấu trong 33 bao tải gồm 12.700 cái áo nữ các loại; 7.450 cái quần sọt nam các loại; 4.200 cái quần sọt trẻ em các loại, số lượng: 6.500 đồ bộ trẻ em các loại.

Tất cả hàng hóa nêu trên đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp; hàng hóa đều không có nhãn hàng hóa, không xác định được nguồn gốc, xuất xứ.

An Giang: Phát hiện và tạm giữ gần 40.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường số 1 cùng lực lượng phối hợp tiến hành kiểm tra hàng hóa. Ảnh: Cục QLTT An Giang

Tổng số lượng tang vật tạm giữ: 30.900 đơn vị sản phẩm, không xác định được chủ sở hữu, hàng hóa có giá trị trên 300 triệu đồng.

Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật; biên bản niêm phong để truy tìm chủ sở hữu hàng hóa; xác minh, làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật.

Vân An

Theo: Báo Công Thương