Âm thầm tăng giá, vốn hóa một cổ phiếu "họ Vin" vượt mặt cả Khang Điền, Novaland...

(Banker.vn) Mặc dù quy mô doanh nghiệp không quá lớn, thế nhưng thị giá cổ phiếu VEF lại đang thuộc hàng đắt đỏ nhất trên thị trường, vốn hóa cũng vượt mặt hàng loạt ông lớn ngành bất động sản...

Mở cửa phiên giao dịch ngày 3/6, cổ phiếu VEF của Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) tăng tốt 4,48% lên mức 231.000 đồng/cp. Tạm tính thì đây đã là phiên tăng điểm thứ 5 trong vòng 6 phiên giao dịch gần nhất của VEF. Rộng hơn, thị giá của VEF đã duy trì đà tăng ấn tượng kể từ đầu năm nay. Tính từ đầu năm 2024, cổ phiếu này đã ghi nhận mức tăng 131% từ vùng giá khoảng hơn 100.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên thanh khoản của VEF lại khá khiêm tốn với chỉ vài nghìn đơn vị khớp lệnh mỗi phiên.

Âm thầm tăng giá, vốn hóa một cổ phiếu
Với mức giá trên, hiện vốn hóa của VEFAC đã đạt hơn 38 nghìn tỷ đồng

Với mức giá trên, hiện vốn hóa của VEFAC đã đạt hơn 38 nghìn tỷ đồng (khoảng hơn 1,58 tỷ USD). Vốn hóa của công ty này đã gần tiệm cận với TPbank hay FPT Telecom, thậm chí vượt một số tên tuổi nổi tiếng trên sàn như tập đoàn Bảo Việt, PNJ, OCB, PV Power, REE, Khang Điền, Novaland...

Điều này phần nào gây bất ngờ đối với nhiều nhà đầu tư, bởi khi xét về quy mô của VEF, tính đến hết quý 1/2024, tổng tài sản của doanh nghiệp chỉ hơn 10.000 tỷ đồng, nhỏ hơn nhiều so với những doanh nghiệp nêu trên.

Động lực tăng giá của cổ phiếu VEF có thể đến từ thông tin doanh nghiệp này đã được UBND thành phố Hà Nội giao hơn 252 ha đất đã giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm (huyện Đông Anh). Dự án này có tổng diện tích hơn 265 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 34.000 tỷ đồng.

Trong đó, có hơn 427.000 m2 đất ở; gần 324.000 m2 đất công cộng có mục đích kinh doanh; gần 175.000 m2 đất thương mại, trường học, công cộng có mục đích kinh doanh; còn lại là hơn 1,6 triệu m2 đất cây xanh, mặt nước, giao thông, hạ tầng kỹ thuật.

UBND TP Hà Nội yêu cầu VEFAC thực hiện đầy đủ các cam kết về việc luôn đảm bảo tỷ lệ % cổ phần Nhà nước, phân chia tỷ lệ lợi nhuận của Nhà nước tại dự án là 10%, nếu kinh doanh thua lỗ Nhà nước sẽ chịu theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp.

Tại khu nhà ở xã hội tập trung xã Tiên Dương quy mô gần 45 ha, chủ đầu tư được yêu cầu phối hợp với UBND huyện Đông Anh và Sở Xây dựng thực hiện bố trí đủ diện tích quỹ nhà ở xã hội theo quy định.

Theo BCTC quý 1/2024 của VEFAC, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của dự án này tại thời điểm cuối năm gần 1.230 tỷ đồng, chi phí xây dựng dở dang ghi nhận gần 834 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, VEFAC được biết đến là công ty con của Vingroup (HOSE: VIC), do tập đoàn này sở hữu hơn 83% vốn. Theo báo cáo thường niên năm 2022, VEFAC cho biết, tại Đông Anh doanh nghiệp đang triển khai 2 dự án là Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm (tổng vốn đầu tư khoảng 34.879 tỷ đồng) và Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia (hơn 7.336 tỷ đồng). Hai dự án này có tổng diện tích hơn 300 ha, cách trung tâm Hà Nội 15 km và giáp tuyến đường quy hoạch nối từ cầu Tứ Liên đi vành đai 3.

Âm thầm tăng giá, vốn hóa một cổ phiếu
VEF tiền thân là Khu Triển lãm Giảng Võ, thành lập năm 1974 với nhiệm vụ là tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật của đất nước, các sự kiện văn hóa, xã hội của TP Hà Nội và các Bộ, ngành Trung ương

Về kết quả kinh doanh, trong quý 1/2024, VEFAC ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh là 228,4 triệu đồng, tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động tài chính là 124,9 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, lãi sau thuế của VEF là 91,6 tỷ đồng. Tại phần tài sản, doanh nghiệp cũng thuyết minh đang cho vay ngắn hạn và dài hạn số tiền 5.346 tỷ đồng với lãi suất 11 - 12%/năm.

Tại thời điểm ngày 31/3, quy mô tài sản của VEF là 10.852,2 tỷ đồng. Ngoài khoản tiền dùng cho vay để thu lãi, các tài sản liên quan đến việc phát triển dự án bất động sản là 3.077,3 tỷ đồng gồm hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Giá vàng giảm mạnh, cơ hội nào cho thị trường chứng khoán?

Chuyên gia cho rằng, việc giá vàng miếng SJC giảm sâu sau động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước là cơ hội để ...

Giải mã nguyên nhân khối ngoại có tháng bán ròng mạnh nhất lịch sử hoạt động của thị trường chứng khoán

Tháng 5/2024 trở thành một dấu mốc đáng nhớ khi khối ngoại thực hiện đợt bán ròng với quy mô cao kỷ lục. Đây là ...

Giải mã đà tăng giá bằng lần của cổ phiếu MCH

Tuy đang giao dịch trên sàn UpCOM nhưng mức vốn hóa hiện tại đủ giúp MCH bước chân vào top những doanh nghiệp trên sàn ...

Linh Đan

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục