• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Thứ Bảy, 6 Tháng Ba , 2021
Banker's Magazine
Advertisement
  • Home
  • Ngân hàng
    • Fintech
  • Pháp luật
  • Thế Giới
  • Doanh nghiệp
  • Bảo hiểm
  • Đời sống
  • Nhân sự
  • Giải trí
  • Shop
No Result
View All Result
  • Home
  • Ngân hàng
    • Fintech
  • Pháp luật
  • Thế Giới
  • Doanh nghiệp
  • Bảo hiểm
  • Đời sống
  • Nhân sự
  • Giải trí
  • Shop
No Result
View All Result
Banker Magazine
No Result
View All Result

ADB: Việt Nam cần tăng cường phát triển kỹ năng phục vụ chuyển đổi số sang CMCN 4.0

21 Tháng Một, 2021
in Thế Giới
A A
ADB: Việt Nam cần tăng cường phát triển kỹ năng phục vụ chuyển đổi số sang CMCN 4.0

Trong nghiên cứu với nhan đề “Gặt hái lợi ích của cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) thông qua phát triển kỹ năng ở Việt Nam” vừa công bố, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá, Việt Nam cần phát triển các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), tăng năng suất của người lao động và khả năng cạnh tranh của quốc gia.

Tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các SMEs – Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về quản lý căng thẳng tài chính và bài học cho Việt Nam

Facebook chặn tất cả nội dung tin tức tại Australia

Trong nghiên cứu của ADB xem xét đến các ngành: Logistics và chế biến nông sản ở Việt Nam. Bởi theo ADB, cả hai ngành đều quan trọng đối với tăng trưởng, việc làm, năng lực cạnh tranh quốc tế và CMCN 4.0. Báo cáo nhận thấy các công nghệ của cách mạng 4.0 sẽ xóa bỏ khoảng từ 1/4 tới 1/3 số việc làm trong các ngành nói trên, song sự cắt giảm này sẽ được bù đắp nhiều hơn bằng nhu cầu lao động mới, từ đó có thể dẫn tới lợi ích tích cực về việc làm ở cả hai ngành.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam cho biết, việc ứng dụng các công nghệ của CMCN 4.0 sẽ giúp Việt Nam dịch chuyển lên trên trong chuỗi giá trị sản xuất và dịch vụ. Do đó, Việt Nam cần cân nhắc những cách tiếp cận mới để bảo đảm lợi ích bao trùm và sự bảo trợ xã hội đối với công nhân tay nghề thấp, đặc biệt những người có nguy cơ bị thay thế và những người cần nâng cao tay nghề.

“Đầu tư thỏa đáng và kịp thời vào phát triển kỹ năng có thể giúp Việt Nam không những khai thác được tiềm năng của CMCN 4.0 để nâng cao năng suất mà còn bảo đảm CMCN 4.0 sẽ mang lại lợi ích cho người lao động nói chung”, ông Andrew Jeffries nhấn mạnh.

Nghiên cứu của ADB cho rằng, do tác động của COVID-19 tới các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, ngành chế biến nông sản của Việt Nam sẽ cần phải điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Mặc dù ngành Logistics có thể chứng kiến sự tăng trưởng mạnh sau đại dịch do sự gia tăng của thương mại điện tử và tính chất đang thay đổi của ngành bán lẻ, cả hai ngành này sẽ phải tích hợp các chuỗi cung ứng điện tử và khởi động những sáng kiến số – khiến nhu cầu nâng cao năng lực và đào tạo lại thậm chí còn cấp thiết hơn.

Được biết, kết quả nghiên cứu này là một phần trong nghiên cứu về 4 quốc gia thuộc khối ASEAN, gồm: Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Philippines.

Kết quả nghiên cứu cho biết, 68% số cơ sở đào tạo ở Việt Nam cho biết đã được trang bị tốt cho CMCN 4.0. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với Campuchia (73%), Philippines (81%) và Indonesia (95%).

Cũng có sự khác biệt về nhận thức giữa cơ sở đào tạo và nhà tuyển dụng lao động về sự sẵn sàng cho công việc của học viên tốt nghiệp. Chỉ 4% số cơ sở đào tạo cho biết có sử dụng các nền tảng giáo dục trực tuyến, trong khi 18% báo cáo đã sử dụng các công cụ thực tế ảo và thực tế tăng cường cho việc giảng dạy.

Chuyên gia giáo dục chính của ADB Shanti Jagannathan nhận định: “Khi các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 nhanh chóng phủ rộng, các khoản đầu tư rộng khắp vào năng lực kỹ thuật số sẽ nâng cao cơ hội của thanh thiếu niên và người lớn tuổi trong việc tiếp cận việc làm có chất lượng cao hơn và giảm rủi ro mất việc làm. Bây giờ là thời điểm để tư duy lại về việc trang bị kỹ năng thông qua sử dụng những nền tảng ảo và công nghệ di động, phát triển các cơ sở đào tạo linh hoạt với những khóa học và chứng chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động”.

Thanh Hải 

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ (Link gốc)

Tags: 4.0ADBADB Shanti Jagannathanchuyển đổi sốCMCN 4.0
ShareTweetShare
Previous Post

Phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Next Post

Thống đốc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng và tội phạm ngành Ngân hàng

Chủ đề liên quan

Tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các SMEs – Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam

Tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các SMEs – Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam

5 Tháng Ba, 2021

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) có quy mô hạn chế, nguồn vốn tích lũy có...

Kinh nghiệm quốc tế về quản lý căng thẳng tài chính và bài học cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về quản lý căng thẳng tài chính và bài học cho Việt Nam

22 Tháng Hai, 2021

Trong bài viết, tác giả sẽ nghiên cứu về thực trạng căng thẳng tài chính tại Singapore và Trung Quốc...

Facebook chặn tất cả nội dung tin tức tại Australia

Facebook chặn tất cả nội dung tin tức tại Australia

19 Tháng Hai, 2021

Ngày 18/2, Facebook thông báo đã chặn tính năng xem và chia sẻ tin tức trên nền tảng mạng xã...

Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021

Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021

17 Tháng Hai, 2021

 Năm 2020, kinh tế toàn cầu suy giảm trên diện rộng. Các chuyên gia đánh giá, tình hình kinh tế...

Cạn dư địa điều hành, FED sẽ kiểm soát đường cong lợi suất?

Cạn dư địa điều hành, FED sẽ kiểm soát đường cong lợi suất?

17 Tháng Hai, 2021

Lợi suất trái phiếu đã và đang có xu hướng tăng mạnh trong thời gian qua. Điều này đặt ra...

Những vấn đề nổi bật của thị trường tài chính thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và một số lưu ý cho năm 2021

Những vấn đề nổi bật của thị trường tài chính thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và một số lưu ý cho năm 2021

15 Tháng Hai, 2021

2020 là một năm biến động chưa từng có đối với kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu...

Load More
Next Post
Thống đốc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng và tội phạm ngành Ngân hàng

Thống đốc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng và tội phạm ngành Ngân hàng

Lãi từ hoạt động dịch vụ của Vietcombank tăng vọt 247% trong quý 4/2020

Lãi từ hoạt động dịch vụ của Vietcombank tăng vọt 247% trong quý 4/2020

Kết nối với Banker Magazine

  • 299.1k Fans
  • 410.4k Fans
  • 2k Followers
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Bỗng dưng mắc nợ ngân hàng dù không vay vốn

Bỗng dưng mắc nợ ngân hàng dù không vay vốn

25 Tháng Chín, 2020
Lãi suất tiết kiệm tháng 9/2020 tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tháng 9/2020 tại một số ngân hàng

1 Tháng Chín, 2020
‘Kẽ hở’ khiến khách không vay nhưng vẫn mắc nợ ngân hàng

‘Kẽ hở’ khiến khách không vay nhưng vẫn mắc nợ ngân hàng

30 Tháng Chín, 2020
Top 10 ngân hàng uy tín nhất 2020 gọi tên ai?

Top 10 ngân hàng uy tín nhất 2020 gọi tên ai?

16 Tháng Chín, 2020
Những thay đổi trong mùa đại hội cổ đông 2021

Những thay đổi trong mùa đại hội cổ đông 2021

6 tháng đầu 2020: SeABank đạt lợi nhuận trước thuế gần 754 tỷ đồng

6 tháng đầu 2020: SeABank đạt lợi nhuận trước thuế gần 754 tỷ đồng

VietinBank đạt gần 7.500 tỷ đồng tiền lãi trong 6 tháng đầu năm

VietinBank đạt gần 7.500 tỷ đồng tiền lãi trong 6 tháng đầu năm

PTF ra mắt các sản phẩm cho vay tiền mặt với thủ tục đơn giản

PTF ra mắt các sản phẩm cho vay tiền mặt với thủ tục đơn giản

Những thay đổi trong mùa đại hội cổ đông 2021

Những thay đổi trong mùa đại hội cổ đông 2021

5 Tháng Ba, 2021
Chủ tịch Hancorp làm Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản

Chủ tịch Hancorp làm Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản

5 Tháng Ba, 2021
SCB tri ân khách hàng nữ dịp 8/3

SCB tri ân khách hàng nữ dịp 8/3

5 Tháng Ba, 2021
Ngân hàng chính thức được áp dụng eKYC

Ngân hàng chính thức được áp dụng eKYC

5 Tháng Ba, 2021

Bài mới

Những thay đổi trong mùa đại hội cổ đông 2021

Những thay đổi trong mùa đại hội cổ đông 2021

5 Tháng Ba, 2021
Chủ tịch Hancorp làm Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản

Chủ tịch Hancorp làm Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản

5 Tháng Ba, 2021
SCB tri ân khách hàng nữ dịp 8/3

SCB tri ân khách hàng nữ dịp 8/3

5 Tháng Ba, 2021
Ngân hàng chính thức được áp dụng eKYC

Ngân hàng chính thức được áp dụng eKYC

5 Tháng Ba, 2021
Banker Magazine

Đơn vị chủ quản: CTCP đầu tư & Phát triển UB Việt Nam
Thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA)
Đăng ký kinh doanh số: 0106080414 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 09/01/2013
Giấy phép số: 2489/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/08/2020
Chịu trách nhiệm nội dung: Vũ Việt Hưng
Trụ sở: 273 Đội Cấn, P. Ngọc Hà, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.3999.2518 | Email: [email protected]

Danh mục

  • Bảo hiểm
  • Chứng khoán
  • Doanh nghiệp
  • Đời sống
  • Fintech
  • Giải trí
  • Giáo dục
  • Khởi nghiệp
  • Ngân hàng
  • Nghiệp vụ
  • Nhân sự
  • Pháp luật
  • Thế Giới
  • Thị trường
  • Thời sự
  • Thử sức
  • Văn Hóa
  • Việc làm
  • Xã hội

Bài mới

Những thay đổi trong mùa đại hội cổ đông 2021

Những thay đổi trong mùa đại hội cổ đông 2021

5 Tháng Ba, 2021
Chủ tịch Hancorp làm Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản

Chủ tịch Hancorp làm Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản

5 Tháng Ba, 2021
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2020 Banker.VN - Giấy phép số 2489/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/08/2020

No Result
View All Result

© 2020 Banker.VN - Giấy phép số 2489/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/08/2020