Trong 9 tháng qua, Vinatex đạt lợi nhuận hợp nhất 1.150 tỷ đồng, đạt 124% kế hoạch năm, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Vinatex dự kiến cả năm 2022 về đích với doanh thu 18.409,5 tỷ đồng, lợi nhuận 1.393,2 tỷ đồng, tăng 46,5% so với kế hoạch |
Tại Đại hội đồng cổ đông hồi tháng 5/2022, Vinatex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 18.067 tỷ đồng bằng 106,4% so với 2021; Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 951 tỷ đồng bằng 65,3% so với 2021; Doanh thu Công ty mẹ ước đạt 1.750 tỷ đồng bằng 107,4% so với 2021. Lợi nhuận Công ty mẹ ước đạt 330,655 tỷ, bằng 106,3% so với cùng kỳ.
Ông Cao Hữu Hiếu,Tổng giám đốc Vinatex cho biết, quý IV năm 2022, bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó giá bông bước vào mùa vụ mới với sản lượng tăng, nhưng mức tiêu thụ là yếu tố hỗ trợ giá giảm. Nhu cầu sợi và giá bán vẫn ở mức thấp, các doanh nghiệp tháng 10 mới chỉ có đơn hàng đạt khoảng 50-70% năng lực. Đặc biệt, tháng 11,12 chưa có đơn hàng.
Theo thông tin từ các doanh nghiệp trong Tập đoàn, thị trường sợi dự kiến tiếp tục khó khăn, cầu chưa có dấu hiệu cải thiện, giá xơ năm 2022 tăng cao theo biến động của giá dầu và giá bông.
Ngành may cũng đang gặp khó khăn hơn. Hầu hết các đơn vị may mới nhận kế hoạch sản xuất đến giữa tháng 10, đơn hàng cho tháng 11, 12 thiếu khoảng 35% đến 50% năng lực hoặc có đơn hàng, nhưng cạnh tranh gay gắt về giá…
"Trong thời gian tới ngành sợi cần triển khai các giải pháp để duy trì kết quả sản xuất kinh doanh, ngành may tích cực tìm kiếm đơn hàng đảm bảo sản xuất ổn định, bám sát kế hoạch sản xuất để linh hoạt trong chuẩn bị nguyên phụ liệu", ông Hiếu đề nghị.
Dù thị trường quý IV có nhiều biến động, cầu giảm, nhưng do đã có tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm, Tập đoàn dự kiến cả năm 2022 về đích với doanh thu 18.409,5 tỷ đồng, lợi nhuận 1.393,2 tỷ đồng, tăng 46,5% so với kế hoạch.
Giai đoạn 2022 - 2025, Vinatex đề ra mục tiêu chiến lược “Một điểm đến, cung ứng giải pháp xanh trọn gói cho ngành dệt may thời trang thế giới”, hướng đến phát triển ngành dệt kim phổ thông theo hướng sản xuất xanh. Trong đó, năng lực sản xuất đạt 50.000 tấn vải dệt kim/năm; Tối thiểu 50% sản phẩm sợi cung ứng nội bộ cho dệt kim; Tối thiểu 50% vải dệt kim sản xuất cung ứng cho ngành may trong nội bộ Tập đoàn.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, kế hoạch trọng tâm của Tập đoàn là xây dựng chiến lược tài chính dài hạn cho chu kỳ mới của đầu tư chiều sâu, công nghệ để tạo ra một ngành dệt may tự động hóa theo 4.0 mới. Hình thành chuỗi liên kết Sợi - Dệt - May để tăng giá trị gia tăng, tiếp tục hình thành các năng lực cung ứng đủ lớn cho ngành hàng dệt kim, đáp ứng yêu cầu trọn gói của khách hàng trong các chuỗi quy mô lớn của thế giới; Nâng cao tỷ lệ các sản phẩm xanh, sản phẩm kinh tế tuần hoàn...
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.
Vinatex Đà Nẵng đặt mục tiêu có lãi trở lại trong năm 2022 CTCP Dệt may Vinatex Đà Nẵng (VDN) cho biết dự kiến năm 2022, tổng doanh thu đạt mức 657 tỷ đồng và lợi nhuận trước ... |
Vinatex (VGT) dự kiến thoái sạch vốn tại Dệt may Liên Phương Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM – Mã: VGT) thông qua kế hoạch thoái vốn tại CTCP Dệt may Liên Phương từ quý ... |
Kinh Bắc (KBC): Tổ chức liên quan đến thành viên HĐQT đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu Công ty CP Đầu tư Vinatex – Tân Tạo (Vinatex - Tân Tạo), tổ chức có liên quan đến bà Đặng Nguyễn Quỳnh Anh, Thành ... |
Hoàng Đức
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|