7 nhiệm vụ cùng loạt giải pháp để ngành Công Thương bứt tốc

(Banker.vn) Để hoàn thành các nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành Công Thương đang thực hiện loạt giải pháp để sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc phát triển...
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến Luật Điện lực Thương vụ Hoa Kỳ: Chủ động tìm hiểu thông tin chính sách thuế mới, tham mưu kịp thời Phản ứng của Malaysia khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 24% Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Năm 2025, kinh tế thế giới dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều yếu tố phức tạp và khó dự đoán hơn, đặc biệt là những bất định về thương mại gia tăng. Ngân hàng thế giới dự báo, tăng trưởng toàn cầu sẽ ổn định ở mức 2,7% trong giai đoạn 2025-2026. Trong khi đó, Liên Hợp Quốc cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ duy trì ở mức 2,8% vào năm 2025, không thay đổi so với năm 2024.

Cùng với đó, tăng trưởng kinh tế của một số nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam có xu hướng chậm lại...

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương Quý I/2025 diễn ra chiều nay 4/4, ông Bùi Huy Sơn - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp nhận định, tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới cũng như tốc độ tăng trưởng của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam sẽ tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam.

Chưa kể, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, ngày càng hội nhập sâu và tham gia sâu vào chuỗi gia trị gia tăng trên thế giới, do vậy, Việt Nam không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của những biến động từ bên ngoài trong bối cảnh rủi ro, thách thức còn rất lớn đối với triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2025.

Bảy nhiệm vụ cùng loạt giải pháp để ngành Công Thương bứt
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì buổi họp báo thường kỳ

Chú trọng thị trường trong nước, tạo động lực phát triển mới

Để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 mà Chính phủ chỉ đạo cũng như các chỉ tiêu, kế hoạch ngành Công Thương đặt ra từ đầu năm, ông Bùi Huy Sơn cho biết, trong thời gian tới ngành Công Thương trước hết sẽ cùng với việc tập trung thực hiện tích cực, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, ngành Công Thương cũng ưu tiên triển khai các nhiệm vụ trọng tâm:

Hai là, bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, phát triển thị trường trong nước. Với nhiệm vụ này cần chú trọng triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng, tạo động lực tăng trưởng mới; đảm bảo nguồn cung ổn định, tối ưu hóa chuỗi cung ứng; phát triển hạ tầng thương mại hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số; tăng cường kết nối cung - cầu, bảo đảm ổn định thị trường

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Quán triệt thực hiện kịp thời chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Bảy nhiệm vụ cùng loạt giải pháp để ngành Công Thương bứt
Ông Bùi Huy Sơn - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp, Bộ Công Thương thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại trong quý I/2025

Song song đó, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý điều hành và công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành tập trung phục vụ hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, tiếp tục tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức, nhãn hàng lớn trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức thực thi.

Đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có

Bốn là, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng bền vững. Trong đó, tiếp tục chú trọng công tác thông tin thị trường nhằm kịp thời thông tin với các Hiệp hội ngành hàng về những diễn biến của thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường.

Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài; các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Đồng thời, thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến về giá cước và biến động của thị trường vận tải kho vận trên thế giới và trong nước để có khuyến nghị kịp thời với cộng đồng doanh nghiệp.

Bảy nhiệm vụ cùng loạt giải pháp để ngành Công Thương bứt
Lãnh đạo các Cục, Vụ đơn vị trong Bộ Công Thương cùng đông đảo phóng viên, nhà báo trong các cơ quan báo chí trung ương và địa phương tham dự họp báo thường kỳ Bộ Công Thương quý I/2025

Mặt khác, thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến giúp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, chủ động trong xây dựng các giải pháp, chính sách kịp thời, các đơn vị thuộc Bộ phối hợp để nghiên cứu, xây dựng kịch bản dự báo, phân tích, đề xuất giải pháp phản ứng chính sách kịp thời với khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới.

Tiếp tục triển khai các giải pháp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hướng tới thúc đẩy xuất khẩu sang đa dạng các thị trường mới, song song với các thị trường trọng điểm.

Bảy nhiệm vụ cùng loạt giải pháp để ngành Công Thương bứt
Trong thời gian tới, ngành Công Thương đặt trọng tâm khai thác hiệu quả các FTA đã ký và đẩy mạnh đàm phán các FTA mới

Khai thác hiệu quả các FTA, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và các FTA nâng cấp; đẩy nhanh tiến độ nội luật hóa các cam kết, tiếp tục triển khai các hoạt động đào tạo tập huấn các cam kết trong đó trọng tâm là đào tạo về quy tắc xuất xứ để doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng.

Thường xuyên trao đổi, cảnh báo các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) về việc lưu ý tới một số mặt hàng có nguy cơ cao về gian lận xuất xứ hàng hóa; chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra, xác minh khi có nghi vấn về gian lận xuất xứ.

Năm là, tiếp tục tăng cường công tác phòng vệ thương mại góp phần thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật đúng thời hạn nhằm củng cố thể chế về phòng vệ thương mại hướng tới bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế.

Tiếp tục củng cố cơ chế phối hợp thống nhất, xuyên suốt xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại giữa các Bộ, ngành trung ương và địa phương; giữa các cơ quan trong nước và ngoài nước; giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và hiệp hội ngành hàng.

Tiếp tục tham gia đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do với các đối tác trong lĩnh vực phòng vệ thương mại. Thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy các nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại.

Lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm, nền tảng cho phát triển

Sáu là, thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ ngành năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ngoài khơi…), nội địa hoá ngành công nghiệp đường sắt phục vụ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và các dự án đường sắt quốc gia nhằm sớm đưa những nguồn lực này vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế.

Tích cực phối hợp các Bộ ngành, cơ quan liên quan triển khai các giải pháp như: khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư cả về nguồn vốn và phạm vi trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Kêu gọi các tập đoàn lớn, đa quốc gia tham gia đầu tư các dự án quan trọng trong danh mục dự án trọng điểm quốc gia. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam có cơ hội giao lưu, kết nối, cũng như tăng cường xúc tiến, thu hút, tìm kiếm đối tác đầu tư từ nước ngoài.

Phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội, doanh nghiệp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

Tập trung thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu.

Vận dụng các kênh đối thoại ngoại giao và thông qua hệ thống các Thương vụ tích cực tìm kiếm những cơ hội, đơn hàng mới cho các ngành xuất khẩu, tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường xuất khẩu mới bên cạnh các thị trường truyền thống để thúc đẩy sản xuất trong nước...

Bảy là, tiếp tục bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng

Bộ Công Thương đã ban hành Công điện số 1822/CĐ-BCT ngày 15/3/2025 về việc đảm bảo vận hành an toàn, ổn định các nhà máy điện trong thời gian tới. Theo đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết, tuân thủ kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa đã được duyệt, nỗ lực rút ngắn thời gian, tăng cường công tác kiểm tra, khắc phục các khiếm khuyết, bảo đảm vật tư dự phòng nâng cao độ tin cậy vận hành.

Bảo đảm cung ứng nguồn nhiên liệu đầu vào (than, dầu, khí) để phục vụ cho nhu cầu phát điện.

Báo Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương quý I/2025

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương đặt trọng tâm việc thực thi, khai thác hiệu quả các FTA, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và các FTA nâng cấp; đẩy nhanh tiến độ nội luật hóa các cam kết, tiếp tục triển khai các hoạt động đào tạo tập huấn các cam kết trong đó trọng tâm là đào tạo về quy tắc xuất xứ để doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng.

Nhóm Phóng viên

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục