5 tháng, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 67,8%

(Banker.vn) Trái ngược với đà tăng cao ở các thị trường ASEAN, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh khi chỉ đạt 203 nghìn tấn, giảm 67,8% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp lo lợi ích nhóm, quay lại cơ chế xin - cho nếu áp dụng giá sàn xuất khẩu gạo 5 tháng, giá gạo xuất khẩu tăng 20,5%

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2024, cả nước xuất khẩu 856 nghìn tấn gạo, giảm 14,6% so với tháng trước. Tính chung hết tháng 5 cả nước xuất khẩu đạt 4,03 triệu tấn, tăng 11,2% và tổng kim ngạch đạt 2,56 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm trước.

Phó Thủ tướng: Rà soát các thủ tục chuyển nhượng bất động sản hiện có, không được phát sinh thủ tục mới
5 tháng, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 67,8%

Về thị trường, gạo của Việt Nam chủ yếu được xuất sang thị trường ASEAN với 2,96 triệu tấn, chiếm 73% tổng lượng gạo của cả nước và tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu sang Philippines đạt 1,83 triệu tấn, tăng 19,6%; Indonesia đạt 677 nghìn tấn, tăng 83,4%; Malaysia đạt 338 nghìn tấn, tăng 82,5%.

Trái ngược với đà tăng cao ở các thị trường ASEAN, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh khi chỉ đạt 203 nghìn tấn, giảm 67,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2023, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam, tụt 1 bậc so với năm 2022, đứng sau Philippines và Indonesia, chiếm khoảng 11% tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước...

Tuy nhiên, nhìn lại giai đoạn 2017 – 2022, Trung Quốc nhập khẩu gạo của Việt Nam ghi nhận sự biến động tương đối lớn. Riêng năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu lên đến 1 tỷ USD sản phẩm gạo của Việt Nam, nhưng đến năm 2019, kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt hơn 240 triệu USD và phục hồi trở lại trong giai đoạn 2020 và 2021 nhưng có xu hướng giảm trong hai năm trở lại đây.

Trong những năm trở lại đây, hạn ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc không có thay đổi nhiều. Năm 2023, hạn ngạch nhập khẩu gạo của nước này ở mức 5,32 triệu tấn, trong đó hạn ngạch dành cho gạo hạt dài với 2,66 triệu tấn và gạo hạt ngắn với 2,66 triệu tấn. Con số này không thay đổi trong những năm trở lại đây.

Trong nhiều năm nay, lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm mức dưới 4% tổng sản lượng sản xuất gạo trong nước. Trong đó, một số loại gạo chất lượng cao được bổ sung vào tiêu thụ ở phân khúc gạo cao cấp, một số loại gạo phổ thông dùng để phối trộn với các loại gạo của sở tại hoặc được chế biến, đóng gói theo thương hiệu của doanh nghiệp Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc hạn chế số lượng doanh nghiệp gạo được phép xuất khẩu sang nước này. Hiện nay, Trung Quốc chỉ cho phép 21 doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sang thị trường này trong tổng số khoảng 161 doanh nghiệp gạo Việt Nam đã được cấp phép.

Nguyễn Hạnh

Theo: Báo Công Thương