• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Thứ Năm, 14 Tháng Một , 2021
Banker's Magazine
Advertisement
  • Home
  • Ngân hàng
    • Fintech
  • Pháp luật
  • Thế Giới
  • Doanh nghiệp
  • Bảo hiểm
  • Đời sống
  • Nhân sự
  • Giải trí
  • Đặt áo thun BCGV
No Result
View All Result
  • Home
  • Ngân hàng
    • Fintech
  • Pháp luật
  • Thế Giới
  • Doanh nghiệp
  • Bảo hiểm
  • Đời sống
  • Nhân sự
  • Giải trí
  • Đặt áo thun BCGV
No Result
View All Result
Banker Magazine
No Result
View All Result

4 lý do chứng minh việc Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam “thao túng tiền tệ” là chưa khách quan

30 Tháng Mười Hai, 2020
in Thời sự
A A
4 lý do chứng minh việc Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam “thao túng tiền tệ” là chưa khách quan

“Việc Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam “thao túng tiền tệ” là chưa thực sự khách quan và chưa xét tới các yếu tố đặc thù của kinh tế Việt Nam cũng như mối quan hệ thương mại có tính chất bổ sung lẫn nhau giữa hai nước”.

Thận trọng trong đưa người nhập cảnh vào Việt Nam

Hơn 6.000 cán bộ, chiến sỹ diễn tập bảo vệ Đại hội XIII

Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh làm việc với Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam

Quan điểm trên được các chuyên gia thuộc Khối Phân tích, Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT đưa ra trong Báo cáo góc nhìn: Đánh giá tác động của việc Mỹ cáo buộc Việt Nam “thao túng tiền tệ”.

Để làm rõ hơn việc Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam “thao túng tiền tệ” là chưa thực sự khách quan và chưa xét tới mối quan hệ thương mại có tính chất bổ sung lẫn nhau giữa hai nước… các chuyên gia của VNDIRECT đưa ra 4 lý do, gồm:

Thứ nhất, thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 4 quý tính đến tháng 6/2020 là 58 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số các nước thặng dư thương mại lớn nhất so với Mỹ. Tuy nhiên, thặng dư thương mại chủ yếu đến từ nhóm doanh nghiệp FDI. Phần giá trị thặng dư mà Việt Nam nhận được nhờ gia công các mặt hàng xuất khẩu chính vào Hoa Kỳ như: May mặc, giày dép, điện thoại, máy tính và linh kiện điện tử tương đối thấp.

Do đó, Việt Nam không được hưởng lợi nhiều từ phần thặng dư thương mại lớn với Mỹ mà thực tế công ty mẹ và những doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào chiếm phần lớn thặng dư, bao gồm cả các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng hưởng lợi nhờ được sử dụng các sản phẩm xuất khẩu giá rẻ của Việt Nam.

Thứ hai, thặng dư cán cân vãng lai trong kỳ đạt 4,6% GDP. Tuy nhiên, thặng dư cán cân vãng lai có sự đóng góp rất lớn từ lượng kiều hồi gửi về Việt Nam. Theo World Bank, lượng kiều hối gửi về Việt Nam năm 2019 đạt khoảng 17 tỷ USD, chiếm tới 6,4% GDP. Theo quan sát của VNDIRECT, kiều hối gửi về Việt Nam với mục đích chính là trợ giúp gia đình, người thân và có xu hướng tăng trưởng ổn định qua các năm do đó ít chịu tác động bởi những biến động nhỏ của tỷ giá.

Thứ ba, việc NHNN mua ròng ngoại tệ là nhu cầu thực tế trong bối cảnh lượng kiều hối, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều đặn đổ vào Việt Nam với số lượng khá lớn (gần 40 tỷ USD mỗi năm).

Pháp luật Việt Nam hiện tại không cho phép sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trong nước. Do vậy, nhà đầu tư khi chuyển tiền vào Việt Nam kinh doanh thì phải đổi sang tiền đồng để giải ngân. Tiền thu từ hoạt động xuất khẩu cũng như kiều hối khi chuyển về Việt Nam cũng phải đổi sang tiền đồng để sử dụng.

Trong bối cảnh đó, NHNN Việt Nam với tư cách là người mua cuối cùng trên thị trường, cần thiết phải thực hiện mua vào ngoại tệ để đáp ứng quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân cũng như ổn định thị trường tài chính – tiền tệ – ngoại hối.

Bên cạnh đó, hiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn thấp hơn mức bình quân của các nước có cùng trình độ phát triển với Việt Nam (nhóm nước có thu nhập trung bình thấp) là 7 tháng nhập khẩu, cũng như thấp hơn so với khuyến cáo và thông lệ chung trên thế giới (khoảng trên 5 tháng nhập khẩu). Do đó, việc gia tăng dự trữ ngoại hối trong thời gian tới vẫn là công việc cần thiết của NHNN nhằm củng cố an ninh tài chính quốc gia.

Thứ tư, theo lý thuyết ngang giá sức mua, biến động tỷ giá hối đoái phản ánh mức chênh lệch về lạm phát giữa các nước có quan hệ thương mại với nhau. Trong những năm gần đây, lạm phát của Việt Nam bình quân khoảng 3,1%/năm trong khi lạm phát của Mỹ khoảng 1,5%/năm. Do đó, việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND khoảng 1,5%/năm trong những năm gần đây là hoàn toàn có cơ sở.

Với những phân tích trên, VNDIRECT cho rằng, trong ngắn hạn, việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ chưa có nhiều tác động trong ngắn hạn tới hoạt động xuất khẩu và nền kinh tế Việt Nam do hiện tại vẫn đang trong giai đoạn đàm phán giữa hai nước để giải quyết các bất đồng liên quan đến vấn đề thương mại và điều hành tỷ giá hối đoái.

Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã công bố các bước trong lộ trình giai đoạn 2 để kết luận về hành vi thao túng tiền tệ. Theo đó, phiên điều trần trực tuyến Điều tra Việt Nam về Định giá tiền tệ sẽ được diễn ra vào ngày 29/12/2020 và hạn chót cho các phản hồi sẽ phải gửi về trước ngày 8/1/2021. Sau đó, có thể Việt Nam và Mỹ sẽ tiến hành thêm các phiên đàm phán về thương mại và tỷ giá trước khi Bộ thương mại Mỹ có kết luận chính thức vào ngày 16/3/2021.

Do vậy, VNDIRECT cho rằng từ nay đến thời hạn đó, phía Mỹ có thể chưa đưa ra các biện pháp áp thuế trên diện rộng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Về trung – dài hạn, tác động đối với hoạt động thương mại và nền kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc lớn vào quyết định của Mỹ liên quan đến thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Trong kịch bản cơ sở, VNDIRECT kỳ vọng Việt Nam và Mỹ sẽ giải quyết được các bất đồng liên quan đến thương mại và tỷ giá thông qua đàm phán, qua đó phía Mỹ sẽ không áp thuế “trừng phạt” đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. VNDIRECT đánh giá xác suất kịch bản này là 80%.

Trong kịch bản tiêu cực (xác suất kịch bản này là 20%), nếu Mỹ và Việt Nam không đạt được thỏa thuận trên bàn đàm phán, Mỹ có thể áp thuế trừng phạt lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, VNDIRECT cho rằng Mỹ sẽ không áp thuế hàng loạt lên tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam mà chỉ đánh lên một số nhóm mặt hàng với mức thuế trừng phạt thấp hơn nhiều mức thuế 25% mà Mỹ đã áp lên hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trong thương chiến do Bộ Tài chính Mỹ nhận định tiền đồng chỉ định giá thấp khoảng 4,7% trong năm 2019.

Trong trường hợp đánh thuế, mức thuế trừng phạt có thể gần tương đương với mức thuế suất 6,2-10% mà Mỹ đã áp dụng đối với mặt hàng lốp xe của Việt Nam trong tháng 11 vừa qua. Việc Mỹ đánh thuế lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể làm chậm lại xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và làm suy yếu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng như ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành sản xuất chế biến chế tạo vốn được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp FDI.

Trong cả hai kịch bản, VNDIRECT cho rằng Việt Nam sẽ tìm cách nhập khẩu thêm hàng hóa của Mỹ như khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), nông sản, thủy sản, ô tô, máy bay, máy móc thiết bị,… cũng như giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có thể mạnh của Mỹ để phần nào giúp cân bằng hơn cán cân thương mại giữa hai nước. Trong trung hạn, Việt Nam và Mỹ có thể tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương hoặc đa phương mà hai nước là thành viên để tạo nền tảng cho hoạt động thương mại bình đẳng và bền vững.

Ngô Hải 

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ (link gốc)

Tags: gắn mác thao túng tiền tệHoa Kỳkiều hốithao túng tiền tệthương mạiVNDIRECT
Share1Tweet1Share
Previous Post

Thủ tướng: Bộ trưởng, tư lệnh ngành không được im lặng với các đề nghị của các địa phương

Next Post

Vietcombank và MoneyGram tiếp tục hợp tác trong 5 năm tới

Chủ đề liên quan

Thận trọng trong đưa người nhập cảnh vào Việt Nam

Thận trọng trong đưa người nhập cảnh vào Việt Nam

12 Tháng Một, 2021

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc thực...

Hơn 6.000 cán bộ, chiến sỹ diễn tập bảo vệ Đại hội XIII

Hơn 6.000 cán bộ, chiến sỹ diễn tập bảo vệ Đại hội XIII

11 Tháng Một, 2021

Vừa qua, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, UBND Thành phố Hà Nội...

Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh làm việc với Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam

Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh làm việc với Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam

11 Tháng Một, 2021

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh vừa có buổi làm việc với ông Andrew Jeffries,...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Thủ tướng phát lệnh khởi công Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

11 Tháng Một, 2021

Sáng 10/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát lệnh khởi công Dự án Nhà...

Thêm một ca mắc mới COVID-19

Thêm một ca mắc mới COVID-19

11 Tháng Một, 2021

Tối 10/1, Bộ Y tế công bố thêm 1 ca mắc COVID-19 mới, là trường hợp nhập cảnh được cách...

Khởi công Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, khai trương Triển lãm VIIE 2021

Khởi công Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, khai trương Triển lãm VIIE 2021

11 Tháng Một, 2021

Ngày 9/1, tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khởi...

Load More
Next Post
Vietcombank và MoneyGram tiếp tục hợp tác trong 5 năm tới

Vietcombank và MoneyGram tiếp tục hợp tác trong 5 năm tới

MSB chốt thời điểm cổ đông hưởng quyền mua cổ phiếu quỹ

MSB chốt thời điểm cổ đông hưởng quyền mua cổ phiếu quỹ

Kết nối với Banker Magazine

  • 270.5k Fans
  • 409.4k Fans
  • 2k Followers
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Bỗng dưng mắc nợ ngân hàng dù không vay vốn

Bỗng dưng mắc nợ ngân hàng dù không vay vốn

25 Tháng Chín, 2020
Lãi suất tiết kiệm tháng 9/2020 tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tháng 9/2020 tại một số ngân hàng

1 Tháng Chín, 2020
‘Kẽ hở’ khiến khách không vay nhưng vẫn mắc nợ ngân hàng

‘Kẽ hở’ khiến khách không vay nhưng vẫn mắc nợ ngân hàng

30 Tháng Chín, 2020
Top 10 ngân hàng uy tín nhất 2020 gọi tên ai?

Top 10 ngân hàng uy tín nhất 2020 gọi tên ai?

16 Tháng Chín, 2020
Ngân hàng lãi lớn bất chấp Covid-19: Liệu các nhà băng có đang “bóp cổ” khách hàng vay vốn?

Ngân hàng lãi lớn bất chấp Covid-19: Liệu các nhà băng có đang “bóp cổ” khách hàng vay vốn?

6 tháng đầu 2020: SeABank đạt lợi nhuận trước thuế gần 754 tỷ đồng

6 tháng đầu 2020: SeABank đạt lợi nhuận trước thuế gần 754 tỷ đồng

VietinBank đạt gần 7.500 tỷ đồng tiền lãi trong 6 tháng đầu năm

VietinBank đạt gần 7.500 tỷ đồng tiền lãi trong 6 tháng đầu năm

PTF ra mắt các sản phẩm cho vay tiền mặt với thủ tục đơn giản

PTF ra mắt các sản phẩm cho vay tiền mặt với thủ tục đơn giản

Ngân hàng lãi lớn bất chấp Covid-19: Liệu các nhà băng có đang “bóp cổ” khách hàng vay vốn?

Ngân hàng lãi lớn bất chấp Covid-19: Liệu các nhà băng có đang “bóp cổ” khách hàng vay vốn?

14 Tháng Một, 2021
Đằng sau con số lợi nhuận khủng của các nhà băng năm 2020

Đằng sau con số lợi nhuận khủng của các nhà băng năm 2020

14 Tháng Một, 2021
Việt Nam tỏa sáng trong một năm đặc biệt

Việt Nam tỏa sáng trong một năm đặc biệt

14 Tháng Một, 2021
“Xuân gắn kết – Tết tri ân” xác định được 8 khách hàng trúng điện thoại Iphone 12 pro 256GB

“Xuân gắn kết – Tết tri ân” xác định được 8 khách hàng trúng điện thoại Iphone 12 pro 256GB

14 Tháng Một, 2021

Bài mới

Ngân hàng lãi lớn bất chấp Covid-19: Liệu các nhà băng có đang “bóp cổ” khách hàng vay vốn?

Ngân hàng lãi lớn bất chấp Covid-19: Liệu các nhà băng có đang “bóp cổ” khách hàng vay vốn?

14 Tháng Một, 2021
Đằng sau con số lợi nhuận khủng của các nhà băng năm 2020

Đằng sau con số lợi nhuận khủng của các nhà băng năm 2020

14 Tháng Một, 2021
Việt Nam tỏa sáng trong một năm đặc biệt

Việt Nam tỏa sáng trong một năm đặc biệt

14 Tháng Một, 2021
“Xuân gắn kết – Tết tri ân” xác định được 8 khách hàng trúng điện thoại Iphone 12 pro 256GB

“Xuân gắn kết – Tết tri ân” xác định được 8 khách hàng trúng điện thoại Iphone 12 pro 256GB

14 Tháng Một, 2021
Banker Magazine

Đơn vị chủ quản: CTCP đầu tư & Phát triển UB Việt Nam
Thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA)
Đăng ký kinh doanh số: 0106080414 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 09/01/2013
Giấy phép số: 2489/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/08/2020
Chịu trách nhiệm nội dung: Vũ Việt Hưng
Trụ sở: 273 Đội Cấn, P. Ngọc Hà, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.3999.2518 | Email: [email protected]

Danh mục

  • Bảo hiểm
  • Chứng khoán
  • Doanh nghiệp
  • Đời sống
  • Fintech
  • Giải trí
  • Giáo dục
  • Khởi nghiệp
  • Ngân hàng
  • Nghiệp vụ
  • Nhân sự
  • Pháp luật
  • Thế Giới
  • Thị trường
  • Thời sự
  • Thử sức
  • Văn Hóa
  • Việc làm
  • Xã hội

Bài mới

Ngân hàng lãi lớn bất chấp Covid-19: Liệu các nhà băng có đang “bóp cổ” khách hàng vay vốn?

Ngân hàng lãi lớn bất chấp Covid-19: Liệu các nhà băng có đang “bóp cổ” khách hàng vay vốn?

14 Tháng Một, 2021
Đằng sau con số lợi nhuận khủng của các nhà băng năm 2020

Đằng sau con số lợi nhuận khủng của các nhà băng năm 2020

14 Tháng Một, 2021
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2020 Banker.VN - Giấy phép số 2489/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/08/2020

No Result
View All Result

© 2020 Banker.VN - Giấy phép số 2489/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/08/2020