4 doanh nghiệp niêm yết bị nhắc nhở do chậm nộp BCTC kiểm toán bán niên

(Banker.vn) Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ngày 15/8 đã có thông báo nhắc nhở 4 doanh nghiệp niêm yết về việc chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2023.

Theo đó, Công ty CP SPM (HOSE: SPM), Công ty CP Đầu tư & Thương mại Vũ Đăng (HOSE: SVD), Công ty CP Tập đoàn Tiến Bộ (HOSE: TTB), Công ty CP Dược phẩm Trung ương VIDIPHA (HOSE: VDP) lần lượt bị HOSE nhắc nhở và đề nghị các công ty này khẩn trương công bố thông tin theo đúng quy định.

HoSE bổ sung thêm 4 cổ phiếu bị cắt margin

Hôm 15/8, SPM vừa công bố nội dung ý kiến ngoại trừ của kiểm toán: "Công ty đã hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp nộp của các năm trước với số tiền là 1.893.796.974 đồng vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành theo kỳ này. Theo SPM, khoản thuế này phải được hạch toán hồi tố vào số liệu so sánh theo hướng dẫn của Chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành".

Về vấn đề này, SPM giải trình cụ thể như sau: Căn cứ vào quyết định của cục thuế TPHCM ngày 6/4/2023 về vệc truy thu thuế TNDN năm 2019-2020-2021 với tổng số tiền 1.893.796.974 đồng về việc khống chế chi phí lãi vay theo điểm a khoản 3 điều 16 nghị định 132 từ năm 2019, 2020 chuyển sang kỳ tính thuế 2021 quan điểm của doanh nghiệp với đoàn thanh tra đồng ý được đưa vào chi phí năm 2021, nhưng khi xin ý kiến tổng cục thuế không chấp nhận nên bị truy thu khoản thuế trên.

Với ý kiến ngoại trừ của kiểm toán nêu trên, SPM đưa ra quan điểm của doanh nghiệp tại thời điểm 30/6/2023 chưa xem xét vấn đề hồi tố khoản thuế này vì thời điếm lập báo cáo là bán niên với 6 tháng thì chưa xác định chính xác được mức ảnh hường trọng yếu của khoản thuế truy thu này đối với báo cáo tài chính, việc này chi đúng và chính xác vào thời điếm 31/12/2023 khi đó xác định được lợi nhuận trước thuế của cả năm tài chính, vì khoản thuế này được xem xét trên tống lợi nhuận trước thuế cả năm tài chính của doanh nghiệp, trường hợp nếu không ảnh hưởng trọng yếu thì doanh nghiệp không cần phải hồi tố số liệu trên báo cáo tài chính của các năm trước đó, trường hợp ảnh hưởng trọng yếu doanh nghiệp phải hồi tố trên báo cáo tài chính của năm trước đó.

Còn đối với SVD, theo báo cáo tài chính, kết thúc quý II/2023, SVD báo lỗ hơn 10 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ hơn 1,1 tỷ đồng.

Nguyên nhân là do doanh thu giảm, giá vốn tăng, doanh thu thu thuần chỉ tăng nhẹ và doanh thu tài chính giảm là do nền kinh tế các nước gặp khó khăn, thị trường tiêu thụ của ngành bông sợi, dệt kim, dệt may giảm. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của công ty (chiếm tới 80%) gần như đóng băng...

Đối với TTB hiện đang vào diện bị cảnh báo từ ngày 11/7/2023, do công ty chưa tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính 2022.

Đối với VDP, công ty vừa có giải trình lợi nhuận sau thuế bán niên đã soát xét đạt 47,43 tỷ đồng, tăng 24,55% so với cùng kỳ (38,09 tỷ đồng) là do doanh thu thuần tăng 6,04% và lợi nhuận khác tăng 224,10%.

Trước đó, HOSE cũng có thông báo nhắc nhở (lần 2) đối với Đầu tư Hải Phát (HPX) về việc chậm công bố báo cáo tài chính quý 2/2023. Về phía Hải Phát, trong văn bản giải trình gửi các cơ quan chức năng, công ty cho biết hiện tại đang làm việc với Công ty TNHH Kiểm toán CPA Vietnam để ban hành và công bố Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, thời gian dự kiến trước ngày 31/8/2023.

Công ty cho biết, vào ngày 4/3/2023, đơn vị này tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 bất thành để thay đổi đơn vị kiểm toán và tới ngày 31/3/2023, Công ty mới tổ chức thành công Đại hội bất thường để thông qua thay đổi đơn vị kiểm toán.

Ngoài ra, do việc thay đổi đơn vị kiểm toán mới nên việc chuyển giao số liệu giữa hai công ty kiểm toán cũng mất nhiều thời gian và công ty kiểm toán mới phải rà soát lại số liệu dẫn đến việc phát hành báo cáo tài chính kiểm toán bị chậm.

Đối với báo cáo tài chính quý 1 và quý 2/2023, HPX cũng chưa phát hành do chưa phát hành được báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Công ty dự kiến phát hành sau khi phát hành báo cáo kiểm toán năm 2022.

Hồi giữa tháng 5, HOSE đã công bố quyết định chuyển hàng loạt mã cổ phiếu hot như của Apax Holdings (IBC), Đầu tư Hải Phát (HPX), Chứng khoán Trí Việt (TVB), Xuất nhập khẩu An Giang (AGM) và Tập đoàn Tiến bộ (TTB), Xây dựng Hoà Bình (HBC) từ kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch từ 23/5, do các công ty trên chậm nộp báo cáo tài chính soát xét năm 2022 quá 45 ngày so với quy định.

Theo đó, nhà đầu tư HPX, IBC, TVB, HBC, TTB,… chỉ có thể giao dịch cổ phiếu trong phiên chiều. Kế đó ngày 7/7, HOSE đưa cổ phiếu TTB vào diện đình chỉ giao dịch.

HOSE nhắc nhở loạt công ty chưa nộp báo cáo tài chính quý 2

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) nhắc nhở chậm nộp báo cáo tài chính quý 2/2023 đến các Công ty niêm yết...

4 cổ phiếu vừa bị HOSE cắt margin: Một mã đầu tư công gây chú ý

Tính đến thời điểm hiện tại đã có tổng cộng 83 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (cắt margin) trên ...

HOSE hủy bỏ giao dịch bán chui cổ phiếu LDG của Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng

Chiều ngày 16/8/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã thông báo về việc loại bỏ đối với giao dịch bán ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán