Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ; hiện đã đàm phán, ký kết và thực thi 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong đó, 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.
Theo Bộ Công Thương, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thu hút đầu tư. Đơn cử, đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP), trong năm 2022, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 104,5 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm 2021. Cùng đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 53,6 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 50,9 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2021.
Xét về thị trường, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 8/10 thành viên CPTPP đều tăng trưởng tích cực, có thị trường tăng tới 163% như Brunei. 3 thị trường mới có quan hệ FTA dù có Mexico và Peru ghi nhận mức tăng trưởng sụt giảm (Mexico giảm 0,5% và Peru giảm 5,5%) nhưng thị trường lớn nhất là Canada vẫn tăng tới gần 20,1%.
Cụ thể, sau gần 5 năm thực thi CPTPP, dù các thành viên nội khối có các mốc thực thi khác nhau nhưng theo báo cáo tổng kết 4 năm thực thi CPTPP, thương mại hàng hóa nội khối CPTPP gia tăng mạnh mẽ từ năm 2019 đến năm 2021, với giá trị tăng từ 467 tỷ USD lên 535 tỷ USD.
Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022 - 2027.
Hiệp định CPTPP ký ngày 08/3/2018 tại Santiago (Chile) và được Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết số 72/2018/QH14. Hiệp định đã có hiệu lực đối với các nước Australia; Canada; Nhật Bản; Mexico; New Zealand; Singapore và Peru.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027 và áp dụng đối với các nước gồm Australia; Canada; Nhật Bản; Mexico; New Zealand; Singapore và Peru.
Bộ Công Thương cho biết, 3 nước: Malaysia, Chile và Brunei cũng đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Malaysia vào tháng 11/2022, với Chile vào tháng 2/2023 và Brunei vào tháng 7/2023.
Chính vì vậy, ngày 7/9/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027.
Cụ thể, Nghị định số 68/2023/NĐ-CP bổ sung thêm Malaysia, Chile và Brunei được áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022- 2027.
Nghị định số 68/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (ngày 7/9/2023).
Nghị định số 68/2023/NĐ-CP nêu rõ, đối với các tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Malaysia hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Malaysia đăng ký từ ngày 29/11/2022 đến trước ngày 7/9/2023; đối với các tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Cộng hòa Chile hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hòa Chile đăng ký từ ngày 21/2/2023 đến trước ngày 7/9/2023; đối với các tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Brunei hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Brunei đăng ký từ ngày 12/7/2023 đến trước ngày 7/9/2023, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ, Nghị định 68/2023/NĐ-CP và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Hiệp định CPTPP ký ngày 8/3/2018 và đã có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 sau khi có 6 nước thành viên đầu tiên phê chuẩn Hiệp định và hoàn thành nghĩa vụ thông báo cho cơ quan lưu chiểu Hiệp định, gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mehico, New Zealand, Singapore. Đối với Việt Nam, ngày 12/11/2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Nghị quyết số 72/2018/QH14 phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan. |
Hà Hương
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|