Trong phiên giao dịch ngày 5/10, chỉ số VN-Index ghi nhận giảm 14,78 điểm, tương đương 1,31%, xuống 1.113,89 điểm. Như vậy, thành quả phục hồi ở phiên trước đã "bay màu" hoàn toàn.
Theo ghi nhận, cổ phiếu của 3 ngân hàng quốc doanh trở thành "tội đồ" khi VCB (Ngân hàng Vietcombank), BID (Ngân hàng BIDV) và CTG (Ngân hàng Viettinbank) giảm lần lượt 2,09%, 2,12% và 2,77%. Đây là 3 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số VN-Index.
Trong khi đó, các mã ngân hàng khác cũng đa phần ngập "sắc đỏ". Cụ thể, VIB (Ngân hàng Quốc tế VIB) và OCB (Ngân hàng Phương Đông OCB) giảm hơn 2%; TCB (Ngân hàng Techcombank), SHB (Ngân hàng SHB), EIB (Ngân hàng Eximbank), MSB (Ngân hàng Hàng Hải MSB) đều giảm hơn 1%. Tại SSB (Ngân hàng SeaBank) và LPB (Ngân hàng Bưu điện Liên Việt LPB) sắc xanh hiện lên nhưng chỉ tăng nhẹ.
Cổ phiếu của 3 ngân hàng quốc doanh giảm lần lượt 2,09%, 2,12% và 2,77% |
Cổ phiếu chứng khoán lao đốc. Theo đó, VND (Chứng khoán VNDIRECT) giảm 3,93%, VCI (Chứng khoán Vietcap) giảm 5,01%, HCM (Chứng khoán TP HCM) giảm 2,36%, VIX (Chứng khoán VIX) giảm 6,27%, FTS (Chứng khoán FPT) giảm 2,84%, BSI (Chứng khoán BIDV) giảm 3,8%, CTS (Chứng khoán Ngân hàng Viettinbank) giảm 4,85%. Đáng chú ý, SSI (Chứng khoán SSI) khi giữ giá xanh ở phần lớn thời gian giao dịch, nhưng vẫn kết phiên giảm nhẹ 0,31%.
Sau khi phiên sáng giao dịch ảm đạm với lực bán chực chờ, bước vào phiên chiều thị trường tiếp nối trạng thái đi ngang ở quanh mức 1.125 điểm. Tuy nhiên, sức cầu không được cải thiện khiến chỉ số VN-Index thoái lui về kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 1.120 điểm khá nhanh và giằng co, rung lắc nhẹ ở quanh vùng này trước khi bị đẩy xuống sâu hơn trong phiên ATC khi mà một số mã lớn nới thêm đà giảm và bảng điện tử tiêu cực hơn.
Thanh khoản cũng xuống rất thấp với chỉ hơn 13.000 tỷ đồng được giao dịch trên sàn HOSE, chỉ hơn đôi chút so với phiên đáy trong ba tháng vào ngày 29/9 vừa qua.
Đóng cửa phiên, sàn HOSE có 103 mã tăng và 386 mã giảm, VN-Index giảm 14,78 điểm (-1,31%), xuống 1.113,89 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 609 triệu đơn vị, giá trị 13.035,7 tỷ đồng, giảm hơn 10% về khối lượng và 12% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 52,4 triệu đơn vị, giá trị 1.392 tỷ đồng.
Nhóm bluechip chỉ còn hai mã tăng là SBS +0,2% và GVR +1,54% lên 19.800 đồng, dù có thời điểm mã này đã tăng tới hơn 4%, khớp hơn 4 triệu đơn vị.
Cùng với đó là ACB (Ngân hàng ACB) đứng tham chiếu, còn lại 26 cổ phiếu khác trong rổ VN30 đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, những cái tên gây sức ép lớn nhất là VCB khi lấy đi 2,5 điểm của VN-Index, dù chỉ giảm 2,1% xuống 84.500 đồng.
Sắc đỏ cũng là màu chủ đạo ở nhóm bất động sản. Nhiều mã giảm rất sâu như NVL (Địa ốc No Va) giảm 5,48%, PDR (Bất động sản Phát Đạt) giảm 3,42%, NLG (Tập đoàn Nam Long) giảm 3,31%, CII (Công ty Cổ Phần Đầu Tư Hạ Tầng Kỹ Thuật TP HCM) giảm 3,49%, DXS (Tập đoàn Đất Xanh) giảm 4,48%, TCD (Công ty Tracodi) giảm 4,07%; DXG, DIG (Tập đoàn DIC) và NBB (Công ty Đầu tư Năm Bảy Bảy) đồng loạt giảm kịch sàn. Các mã ghi nhận sắc xanh đa phần tăng nhẹ.
Ngoài ra, cổ phiếu hàng không và năng lượng đều diễn biến khá tiêu cực: HVN đứng giá tham chiếu nhưng VJC giảm 1,34%; GAS giảm 1,86%, PGV giảm 1,19%, POW giảm 3,11% còn PLX giảm tới 5,1%.
Diễn biến tương tự, HNX-Index giảm 2,19 điểm (0,95%) về 228,01 điểm. Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng nới đà đi xuống và tìm đến các mức thấp hơn trong phiên và chỉ kịp thu hẹp đôi chút điểm số đã mất ở những phút cuối. Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,68 điểm (-0,77%), xuống 86,79 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 35,77 triệu đơn vị, giá trị 573 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 18,7 triệu đơn vị, giá trị 248,3 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp chủ yếu là hơn 17 triệu cổ phiếu NVB, trị giá hơn 202,7 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm, mất từ hơn 10 điểm đến gần 18 điểm. Thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng bao phủ mạnh, với CSTB2302 phiên này khớp lệnh cao nhất, tới hơn 6,17 triệu đơn vị và giảm 2,44% xuống 800 đồng/cq.
Cổ phiếu ngân hàng - "Kiên nhẫn nắm giữ, quả ngọt vẫn đang chờ nhà đầu tư" Những tháng cuối năm 2023, giới phân tích dự báo "sức khỏe tài chính" của nhiều nhà băng tương đối tốt và triển vọng lợi ... |
Chứng khoán DSC lên kế hoạch niêm yết trên HOSE trong năm 2023, 2024 Trước DSC, một số công ty chứng khoán khác cũng có kế hoạch chuyển sàn sang HOSE là Chứng khoán Phú Hưng, Chứng khoán Smart ... |
Chuyên gia chỉ ra 3 nhóm cổ phiếu có "câu chuyện" trong năm 2024 Tại buổi toạ đàm với chủ đề "Định vị chiến lược đầu tư trước ngưỡng cửa năm Rồng", ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Phân ... |
Thiên Thanh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|